Cây cỏ xước là thảo dược dễ tìm, rẻ tiền nhưng đem lại hiệu quả vô cùng lớn cho sức khỏe của con người. Vậy cây cỏ xước là gì? Cây cỏ xước có mấy loại? Những tác dụng của cây cỏ xước như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây
Cây Cỏ Xước
Tên khoa học: Radix Achyranthis asperae.
Tên gọi khác: Nam ngưu tất, ngưu tất.
Tính vị, quy kinh: tính bình, vị đắng, chua. Quy vào hai kinh can, thận.
Bộ phận dùng: Toàn thân, đặc biệt là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ xước.
Phân bố vùng miền: ở Việt Nam cây mọc hoang khắp nơi trên các bãi cỏ, ven đường đi, bờ bụi.
Thời gian thu hoạch: Quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu.
Mô tả thực vật:
Cây cỏ xước là một loại thân thảo mọc hoang, cao khoảng 0.5 – 1m, thân có lông mềm. Lá mọc đối, hình trứng, mép lượn sóng. Hoa mọc thành bông ở ngọn, dài 20-30cm. Quả nang là một túi. Hạt hình trứng dài. Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Cây cỏ xước có mấy loại?
Là loại cây mọc hoang khắp nơi trên các bãi cỏ, ven đường đi, bờ bụi. Cũng được trồng bằng hạt. Được biết đến là một loại thảo dược giúp điều trị các bệnh về xương khớp, thanh nhiệt giải độc. Trong dân gian, Cây cỏ xước còn thường được đun nước để uống giúp hạ men gan.
Theo cuốn “Từ điển thảo mộc dược học” loại thảo dược này có thể chia làm 4 loại:
Cỏ xước lông trắng – tên khoa học achyranthes aspera var. argentea.
Cỏ xước Ấn Độ – tên khoa học achyranthes aspera var. indica.
Cây cỏ xước xám đỏ – tên khoa học achyranthes aspera var. rubrofusca.
Cỏ xước nguyên chủng – tên khoa học achyranthes aspera var. aspera.
Ở Việt Nam, loại cỏ xước lông trắng được sử dụng nhiều nhất để điều chế các loại thuốc trong y học.
Thành phần hóa học trong cỏ xước
Cỏ xước chứa 81.9% nước 3.7% protid, 9.2% glucid, 2.9% xơ; 2.3% tro; 2.6% caroten, 2.0% vitamin C. Trong rễ có acid oleanolic (sapogenin). Hạt chứa hentriacontan và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharide, acid oleanolic 1.1%. Saponin trong cỏ xước khi thủy phân thành các chất giúp trị đau xương khớp cực tốt. Axit oleanolic có trong rễ cây giúp kháng viêm, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ đường huyết, chống oxy hóa, …
Công dụng – Tác dụng cỏ xước
Tác dụng: Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương.
Công dụng: Chữa Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, các bệnh về gan, thận, tim mạch, huyết áp.
Xem thêm >>> Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước
Cách dùng và liều dùng:
Ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.
Lưu ý, kiêng kị:
Phụ nữ có thai, người bị bệnh đường ruột, người di tinh không dùng.
Một số bài thuốc từ cây Dược liệu cỏ xước
Chữa viêm gan, viêm thận
Dùng 15g mỗi loại cỏ xước, cỏ tháp bút, mộc thông, mã đề, sinh địa, rễ cỏ tranh. Cho tất cả các dược liệu trên sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch. Sử dụng 3 lần/ngày.
Bệnh lý cột sống
Sử dụng 20g rễ cỏ xước, 12g độc hoạt, 16g tang ký sinh, 8g quế chi, 6g cam thảo. Sắc tất cả các nguyên liệu trên thành thuốc. Sử dụng 3 lần/ngày trong vòng 10-15 ngày.
Chữa cao huyết áp
Lấy 16g cỏ xước, đương quy, 12g hạt muồng sao vàng, hy thiêm, 10g nấm mèo, 20g cỏ mực. Sắc các vị dược liệu trên thành thuốc, khi uống dùng với bã nấm mèo. Sử dụng 3 lần/ngày, uống liên tục trong 20-30 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh gout
Sử dụng mỗi loại 15g: cỏ xước, lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi. Tất cả nguyên liệu thái mỏng, sao vàng rồi sắc lấy nước. Sử dụng 3 lần/ngày, uống liên tục khoảng 7-10 ngày để có hiệu quả.
Chữa sổ mũi, sốt: dùng 30g mỗi vị Cỏ xước, lá Diễn, Đơn buốt, sắc uống.
Chữa quai bị: Giã rễ Cỏ xước chế nước súc miệng và uống trong, bên ngoài giã lượng vừa đủ đắp.
Dân gian cũng dùng cành lá Cỏ xước cho vào chuồng lợn nái cho lợn sinh đẻ dễ.
* Lưu ý: Tác dụng của thảo dược đối với sức khỏe tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TINH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BINH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976836586