Tầm gửi – đặc điểm cây tầm gửi như thế nào?

Cây tầm gửi là loại cây nhỏ, sống kí sinh trên những thân cây khác. Trong cây có chứa nhiều dược chất quý có tác dụng rất tốt đối với cơ thể và giúp hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh. Vậy đặc điểm của cây Tầm gửi như thế nào? Cách để nhận biết chúng ra sao? Chúng ta hãy cùng đi vào bài viết dưới đây ngay nhé!

đặc điểm cây tầm gửi
đặc điểm cây tầm gửi

Giới thiệu cây tầm gửi

Tên gọi khác: chùm gửi, cây tầm gửi gạo, tằm gửi…

Tên khoa học: Loranthaceae

Cây có tên gọi tầm gửi bởi vì chúng sống kí sinh trên nhiều loại cây khác nhau như cây bưởi, cây khế, cây gạo… nên tùy thuộc vào vật  chủ chúng ký sinh mà chúng sẽ có những tác dụng và cách dùng khác nhau

Đặc điểm cây tầm gửi

Cây tầm gửi là loại cây thân gỗ, lúc đầu chỉ là một cây nhỏ bám vào thân cây khác sau đó phát triển thành những bụi. Loại cây này có nhiều rễ mút bám vào vật chủ để hút chất dinh dưỡng.  Thân gỗ giòn, cành có thể chia đốt và thân cây không có lông.

Lá tầm gửi thuộc dạng lá đơn, mọc  đối, phiến lá hình mác, gân lá hình lông chim hoặc song song. Không có lá kèm. Hoa thuộc dạng hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, cụm hoa dạng xim, bông, chùm, tán mọc ở kẽ lá bắc. Bao hoa có đài, tràng phân biệt hoặc tiêu giảm.

Quả mọng hay quả nạc, vỏ thường có chất dính giúp giúp cho việc phát  tán trên thân cây chủ. Mỗi quả thường có từ 1-3 hạt và chúng được phủ một lớp chất nhầy, sền sệt trên bề mặt cho phép chúng bám được trên cây chủ.

phân bố cây tầm gửi
phân bố cây tầm gửi

Phân bố cây tầm gửi

Cây tầm gửi phân bố nhiều ở các tỉnh trung du miền núi đồng bằng nước ta. Trong đó, chúng chủ yếu tập chung sống nhờ trên thân các cây khác như: cây gạo, cây mít, cây dâu tằm, cây hồng, cây đa…

Bộ phận được sử dụng

Theo chuyên gia, hầu hết các bộ phận của cây tầm gửi đều được sử dụng để làm dược liệu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất người ta thường chọn những loại cây lá to, dày, xanh để làm thuốc.

Thu hái và chế biến tầm gửi

Người ta có thể thu hái cây tầm gửi quanh năm được. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào mùa hè. Bởi đây là thời điểm cây  phát triển mạnh nhất nên dược tính trong cây sẽ đạt được mức tối đa.

Sau khi thu hái về, đem rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng đoạn ngắn rồi đem đi phơi hoặc xấy khô.

Bảo quản

Người ta bảo quản tầm gửi bằng cách đóng gói vào túi nilon, để nơi khô giáo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

thu hái cây tầm gửi
thu hái cây tầm gửi

Tham khảo thêm: Cam thảo đất hỗ trợ điều trị huyết áp cao

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *