Cách phân biệt hoa đu đủ đực và cái. Trong cuộc sống, người dân thường trồng đu đủ để lấy trái sử dụng làm rau hay dùng trái chín cây để ăn. Chính vì thế mà nhiều người cũng không cần đến cây đu đủ đực. Cứ gặp cây ko ra trái là đốn bỏ. Điều này dẫn đến ít người biết được hình dạng, tác dụng của hoa đu đủ đực ra sao. Hôm nay DLHB sẽ gửi tới quý độc giả hình ảnh, nhận dạng và cách phân biệt hoa đu đủ đực với cái. Giúp quý độc giả có biết thêm sự hữu ích của loài cây đặc biệt này.
>>Xem thêm: Hoa đu đủ đực hỗ trợ điều trị tiểu đường
Giới thiệu về hoa đu đủ đực
Dân gian dùng quả đu đủ vào việc ăn uống thế nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Là cây đu đủ chỉ ra hoa đực không cho ra trái nên nhiều người đã chặt bỏ đi để trồng những cây khác. Đu đủ là loại cây lưỡng tính có thể có cả hoa đực do quá trình phát triển mà tạo thành.
Dân gian thường ươm hạt cho mọc thành cây sau đó lựa chọn cây có rễ chùm để trồng lấy quả. Còn những cây có rễ cọc thì ít quả nên dân gian thường gọi là đu đủ đực. Thật ra không phải vậy tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng mà ảnh hưởng đến cây cho ra hoa đực hay hoa cái. Theo dân gian thì cây trồng ở những nơi cằn cỗi ít ánh sang thì khả năng cho ra nhiều hoa đực.
Cách phân biệt hoa đu đủ đực và cái
Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya L. Là loài cây có nhiều dạng tính như đực, cái, lưỡng tính. Để nhận biết được đu đủ đực hay cái người ta dựa vào đặc điểm của đu đủ đực và đu đủ cái
Đu đủ cái
Đu đủ cái là loại cây trồng cho rất nhiều trái, mỗi ngách lá cho quả từ 3-4 quả. Đối với các vùng đất màu mỡ, cây đu đủ cái phát triển khá tốt, và cao to..
- Đu đủ cái thân cây thường to, gốc cây hơi nghiêng.
- Hoa mọc ở phần sát thân, to và không theo chùm. Đu đủ càng nhiều hoa thì tỷ lệ đậu trái càng cao.
- Hạt đu đủ cái khi ngâm nước thường chìm sâu dưới nước và nặng hơn. Hạt đu đủ cái có màu đậm đen hơn và mọng nước hơn.
- Còn đối với cây non, rễ của cây đu đủ cái là mọc theo dạng rễ chùm, to khỏe.
Đu đủ đực:
Đặc điểm của cây đu đủ đực thì trái ngược hoàn toàn với cây đu đủ cái, cụ thể như sau:
- Đu đủ đực có thân khá nhỏ so với cây đu đủ cái.
- Hoa đu đủ đực mọc ở phần kẽ lá, có nhánh dài, nhiều hoa và mọc theo chùm.
- Đu đủ đực cho rất nhiều hoa và thường ít quả, nếu có thì quả rất nhỏ hoặc ăn không ngon.
- Hạt đu đủ ngâm nước thường sẽ nổi trên nước, có màu trắng nhạt, không có màu đen bóng giống như hạt đu đủ cái.
- Còn đối với cây non, rễ cây đu đủ đực là loại rễ cọc, mọc sâu vào trong đất
Công dụng tuyệt vời từ hoa đu đủ đực
Nhiều người nói đùa, cây đu đủ đực chỉ trồng để làm cảnh, nhưng sự thật không phải vậy. Trong giới thảo dược, cây đu đủ là loại thảo dược quý, với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Bộ phận lá và hoa đu đủ đực được sử dụng khá tốt. Đem phơi khô chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau.
- Điều trị các bệnh về ho, viêm phổi, mất tiếng và khan tiếng.
- Hoa đủ đủ đem nấu pha loãng nước, cho bé uống điều trị các bệnh ho gà và xổ mũi cực kỳ hiệu quả.
- Hiệu quả khi điều trị các bệnh về viêm phổi, ưng thư phổi.
- Điều trị bệnh sỏi thận, đánh tan sỏi thận, thông tiểu.
- Chất isothiocyanates có trong hoa đu đủ đực cho thấy khả năng hỗ trợ phòng chống khối u rất hiệu quả.
- Và giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư: ung thư vú, tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư bạch cầu.
Hoa đu đủ đực mọc nhiều ở đâu
Cây đu đủ không chỉ được trồng tại nhà mà chúng còn mọc hoa trên các đồi núi do chim ăn rồi phát tán. Cây cho ra hoa đực hay hoa cái phụ thuộc vào dinh dưỡng do đất đai trên đồi núi thiếu nước nên cây phát triên chậm. Vì vậy mà cây đu đủ tại những vùng núi thường ra hoa đực nhiều hơn.
Hiện nay do nhu cầu sử dụng hoa đu đủ đực ngày càng nhiều. Người ta đã chọn lọc cây giống và quy hoạch thành vùng dược liệu. Điều này sẽ giúp người bệnh có được nguồn cung cấp dược liệu dồi dào
Thành phần của hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực chứa nhiều chất đạm, axit gallic, phenol,… Đây là các chất giúp chống oxy hóa tê bào, đồng thời ngăn ngừa ung thư, tiểu đường,…Hoa đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, E cùng các khoáng chất giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể.
Cách chế biến hoa đu đủ đực thành thuốc
Cách chế biến hoa đu đủ đực để làm thuốc rất đơn giản. Bông tươi thường thu hoạch khi cây trồng được 2 đến 3 năm tuổi. Người ta sẽ hái vào lúc sáng sớm, khi trời còn tờ mờ sương. Theo kinh nghiệm dân gian, hái hoa lúc còn đọng những giọt sương mai sẽ giữ lại đầy đủ những dược tính của nó.
Vì sản lượng hạn chế, chỉ khoảng 20-30% trong tự nhiên, nên chúng thường được phơi khô để sử dụng lâu dài. Chỉ cần phơi trong nắng nhẹ, cho hoa hơi héo đi, chuyển sang màu vàng nghệ là được. Cuối cùng mang đi đóng gói bảo quản để làm thuốc.
Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết thêm về cách phân biệt hoa đu đủ đực và cái. Để tìm hiểu thêm về công dụng và các sử dụng hoa đu đủ đực chữa những bệnh gì? Chữa như thế nào. Mời các bạn hay chú ý đón đọc các bài viết của Dược Liệu Hòa Bình hoặc gọi điện tới hotline 0976836586 để được tư vấn nhanh nhât.
*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người*
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976836586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN