Những đối tượng không nên sử dụng quả La hán. Với vị ngọt, tính mát nên quả la hán có nhiều tác dụng và nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Thế nhưng, liệu có phải ai cũng có thể dùng được loại quả này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Chữa ho bằng quả La hán hiệu quả bất ngờ
Giới thiệu về quả La hán
Quả La hán là một loại thảo mộc dây leo mọc tại các vùng hoang dại của miền nam Trung Quốc và miền Bắc Thái Lan. Sau khi biết được công dụng và tính năng của loài cây này, người ta tiến hành trồng và lấy quả hàng loạt. Quả la hán rất ngọt, độ ngọt gấp 300 – 400 lần đường mía và được ứng dụng làm chất tạo ngọt tự nhiên được sử dụng cho người bị bệnh béo phì và tiểu đường khá phổ biến.
Tác dụng của quả La hán
Theo Đông y, Quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và tỳ. Loại quả này có công dụng giúp nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đờm, ho gà, huyết táo)… Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…, trị viêm phế quản cấp hay mạn hay chứng táo bón kinh niên do ruột khô.
Ngoài ra, lấy quả la hán đem sắc lấy nước uống còn có tác dụng chống ho, trị đờm rất hiệu quả và còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Trà la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong.
Những đối tượng không nên sử dụng quả La hán
Trái la hán có vị ngọt, tính mát có tác dụng nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện. Do đó thích hợp nhất với những người có thể chất nhiệt, có bệnh lý hô hấp và tiêu hóa thuộc thể “nhiệt” theo cách phân loại của Đông y.
Tuy nhiên, những người thể chất “dương hư” thì không nên lạm dụng. Người có thể chất “dương hư” – hay còn gọi là “hư hàn” (dân gian gọi là “tạng hàn”) thường có biểu hiện thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng…
Ngoài ra những đối tượng dưới đây cũng cần thận trọng khi sử dụng quả La hán
- Người ho do bị cảm lạnh. Quả la hán chỉ có tác dụng điều trị triệu trứng.Vì thế, không có tác dụng với người bị ho do cảm lạnh.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Hiện tại chưa ghi nhận những tác dụng phụ ảnh hưởng nên phụ nữ có thai và cho con bú khi dùng nước quả La hán. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng tới thai nhi và em bé. Nên hỏi ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
- Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây la hán quả. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại trái bầu, bí, khổ qua… nên cân nhắc trước khi sử dụng quả La hán
Những lưu ý khi dùng quả La hán
– Quả La hán cũng là 1 loại dược liệu Đông y. Và bản thân quả La hán cũng chứa rất nhiều các dưỡng chất bổ dưỡng. Vì thế, mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng từ 1-2 quả cho 1,5-2 lít nước. Tránh tình trạng dùng quá nhiều, quá đặc.
– Khi bổ quả la hán ra, nếu bạn thấy phần ruột bị bột, khô. Có hiện tượng như mối mọt thì nên bỏ đi. Vì quả la hán đó có thể bị hỏng rồi hoặc nếu không thì quả cũng sẽ ít ngọt. Phần ruột màu đậm, hơi ướt là quả la hán ngon. Quả la hán sấy khô và thường để lâu nên có thể khi ngửi bạn sẽ cảm thấy mùi hơi khô mốc. Đó là bình thường các bạn nhé.
Kết luận, quả La hán có tác dụng như loại “thực phẩm chức năng”. Thích hợp nhất với những người có thể chất “nhiệt”. Với người bình thường, cũng có thể sử dụng như một loại nước uống giải khát trong những ngày trời nóng.
Mọi thắc mắc
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976836586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN