Những ai không nên dùng quả canh ki na ?

Canh ki na được biết đến nhờ vào tác dụng ngâm rượu làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hóa,…Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể sử dụng được canh ki na. Vậy những ai không nên dùng quả canh ki na? Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

<<<xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng quả canh ki na ( trái ô môn )

Công dụng của quả canh ki na

Trong Đông y, quả canh ki na có vị ngọt chát nhẹ, mùi hắc, người ta thường dùng cơm quả canh ki na để ngâm rượu, sắc uống hoặc có thể nấu thành cao mềm cất lọ uống dần, với tác dụng chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng và ỉa chảy. Lá được dùng để chữa bệnh ngoài da như lở loét, hắc lào.

Theo nhiều nghiên cứu thu được cho thấy, trong cơm quả canh ki na có chứa thành phần là glucid, chất nhầy, tanin, saponin, anthraglycosid, tinh dầu, canxi oxalate, chất nhựa.

Những ai không nên dùng quả canh ki na?
Canh ki na có nguồn gốc ở Nam Mỹ

Bài thuốc trị đau nhức xương khớp:

Chuẩn bị:

  • 50g vỏ ô quả canh ki na,
  • 100g dây đau xương,
  • 100g cốt toái bổ,
  • 30g nhục quế.

Cách làm: Cho tất cả dược liệu vào bình thủy tinh, sau đó đỏ vào khoảng 1000ml rượu đế 30 – 40 độ cồn, đổ rượu sao cho chìm hẳn các vị dược liệu, đậy kín nắp bình và ngâm trong khoảng 15 – 20 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng từ 30 – 60ml.

Những ai không nên dùng quả canh ki na?

Cây canh ki na là dược liệu quý, song không phổ biến, mục đích chính của người đưa loại dược liệu này vào nước ta đó chính là để sử dụng bài chế thuốc chống sốt rét. Do đó, chúng ta cũng không nên sử dụng bừa bãi và cần tham khảo để sử dụng dược liệu này.

Dưới đây là nhóm đối tượng cần thận trọng và tốt nhất không nên sử dụng :

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú;
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Người bệnh có đang sử dụng các loại thuốc khác;
  • Tiền sử dị ứng thuốc, cơ địa dị ứng mạnh, sốc phản vệ;

Nếu như nằm trong nhóm đối tượng kể trên, bạn không nên dùng cây canh ki na bởi nó có thể gây ra các tác dụng phụ, thậm chí là gây độc cho cơ thể.

Những ai không nên dùng quả canh ki na?
Ai không nên sử dụng quả canh ki na?

Cách làm cao từ canh ki na bạn có thể chưa biết !

Canh ki na có 2 cách sử dụng chính là làm cao và ngâm rượu ô môi. Nếu số lượng ô môn quá nhiều ngâm rượu không hết có thể dùng để làm cao sử dụng dần.

Cách làm cao ô môn:

  • Ô môn sau khi hái về sẽ cạo lớp vỏ bên ngoài và lấy phần cơm quả cũng là phần dùng để ngâm rượu;
  • Cứ 1kg cơm quả ngâm cùng 1 lít nước. Sau đó lọc lấy nước rồi chắt phần cơm quả ô môn ra ngâm cùng với 1 lít nước nước.
  • Gom 2 lần nước lại (bỏ bã) rồi nấu với lửa nhẹ cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại thành dạng keo mềm.
  • Cuối cùng đổ ra bát hoặc hộp để nguội sau đó định hình là có thể sử dụng được. Cao ô môn cũng có các tác dụng như điều trị đau mòi lưng, kích thích tiêu hóa và nhuận tràng.

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *