Dây(Cây) Đòn Gánh có tác dụng phụ không?

Dây(Cây) Đòn Gánh có tác dụng phụ không? Cây dây đòn gánh hay còn gọi là dây đòn kẻ trộm,tên khoa học là Gouania leptostachya DC. var. tonkinensis Pit., thuộc họ Táo ta – Rhamnaceae.

>>Xem thêm:Bài thuốc hoạt ứ tiêu viêm từ Dây(Cây) Đòn Gánh

Đặc điểm của cây dây đòn gánh

 Cây leo dài; cành non nhẵn, màu nâu sau đó xám nhạt. Lá hình bầu dục, như hình tim ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, mép khía răng, nhẵn, gân mảnh nổi rõ ở mặt dưới; lá kèm rất dễ rụng; cuống lá hơi có khía rãnh ở mặt trên. Hoa tập trung thành chuỳ thưa ở nách lá hay đầu cành, cao 25cm. Hoa đơn tính, rộng 2-3mm; cánh hoa 1mm, màu trắng; nhị 5; bầu 3 ô. Quả khô có 3 cánh mềm, rộng 10-12mm, nâu bóng.
Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-12.
Lá đắng do có alcaloid, vỏ và lá đều chứa saponin.

tác dụng phụ dây cây đòn gánh
Dây(Cây)Đòn gánh trong tự nhiên

Đặc điểm phân bố của cây dây đòn gánh

Cây mọc ở ven rừng, ven khe suối, đồi trọc, bãi hoang ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Hà Bắc, Bắc Thái, Hoà Bình, Yên Bái vào tới tận Đồng nai, Bà Rịa. Lá dây thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Công dụng của cây dây đòn gánh

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Chiết xuất methanol từ dược liệu có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm dạ dày ở chuột thực nghiệm.
  • Các nhà nghiên cứu Thái Lan đã tiến hành khảo sát và nhận thấy dây gân thực sự có giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ sau khi sinh.

Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng: Thông mạch, tán huyết ứ, giảm đau, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, thư cân.
  • Chủ trị: Bỏng da, bị thương, phong thấp, kinh nguyệt không đều, đau xương sống, đau thắt lưng. Dùng ngoài trị cảm gió, sài giật, hạ sốt và chữa ngộ độc.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân thường dùng lá của dây gân giã nát rồi đắp lên vết thương.
  • Ở Trung Quốc, người ta sử dụng dược liệu để trị lở ngứa và bỏng ngoài da, dùng uống trị đau mỏi cơ thể.
  • Nhân dân Thái Lan thường sử dụng dây đòn gánh để tăng cường sức khỏe và chữa các bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ sau khi sinh.

Cách dùng – liều lượng

Dây đòn gánh được sử dụng ở dạng giã đắp, sắc uống hoặc ngâm rượu. Liều dùng uống: 8 – 16g/ ngày

Dây(Cây) Đòn Gánh có tác dụng phụ không?

Hiện vẫn chưa có những ghi chép chính xác về tác dụng phụ của Dây(Cây) Đòn gánh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên có những lưu ý nhất định từ bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Không đường dùng với những phụ nữ đang trong thai kỳ.
  • Có thể xảy ra tình trạng tương tác với một số loại dược phẩm từ nước ngoài. Bạn cần thông báo cho bác sĩ mọi loại thuốc đã và đang sử dụng trước khi dùng cây dây đòn gánh.

Ngoài ra còn rất nhiều những chú ý khác đặc biệt hơn mà bạn có thể được thầy thuốc khuyến cáo. Lời khuyên Apharma đưa ra là hãy có kế hoạch sử dụng thuốc thật kỹ càng, theo đó là bám sát lấy lời khuyên mà bác sĩ đưa ra.

tác dụng phụ dây cây đòn gánh
Tác dụng phụ của Dây(Cây) Đòn gánh chưa được chứng ỏ nhưng để đảm bảo an toàn người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

Các vị thuốc dân gian có thành phần là cây dây đòn gánh

Điều trị các vết bỏng nước sôi mức độ nhẹ

  • Cần có: Thân và lá tươi của cây dây (cây) đòn gánh.
  • Cách tiến hành: Rửa sạch bằng nước. Giã nát toàn bộ nguyên liệu và thêm một chút nước lọc vào ngâm. Lấy dịch chiết được thoa lên vùng da bị bỏng. Dùng liên tục để đảm bảo hiệu quả lớn nhất.

Điều trị các vết thương sinh tụ máu, đau nhức và sưng tấy

  • Cần có: Một lượng lá và thân tươi của cây dây đòn gánh.
  • Cách tiến hành: Lấy tất cả rửa thật sạch. Giã nhỏ toàn bộ, cho vào đó một chút rượu độ cồn cao và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Tuy vậy, không áp dụng cách chữa bệnh này với vết thương hở ngoài da.

Điều trị các cơn đau nhức do ngã

  • Cần có: Một lượng 16 gram lá và thân cây dây đòn gánh đã được phơi khô.
  • Cách tiến hành: Sắc tất cả nguyên liệu với một lượng 400ml nước. Lấy nước vừa thu được hòa vào với 1 lít rượu. Chia đều thành 3 ngày uống. Mỗi ngày uống 3 lần.

Điều trị chứng cảm sốt

  • Cần có: Là cây dây đòn gánh còn tươi, một lượng 16 gram.
  • Cách tiến hành: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị. Giã nát toàn bộ rồi đắp vào lòng bàn tay cùng trán của bạn để hạ thân nhiệt an toàn nhất.

Điều trị triệu chứng của trúng gió

  • Cần có: Một lượng từ 8 gram đến 16 gram nguyên liệu đã sấy khô của cây dây đòn gánh.
  • Cách tiến hành: Lấy toàn bộ nguyên liệu sắc với một lượng nước là 500ml. Thu được tầm nửa bát nước thì dừng, lấy uống sau khi ăn trưa xong. Thực hiện trong tầm 2 ngày, kết hợp với cháo tía tô để tăng cường hiệu quả.

Địa chỉ cung cấp Dây(Cây) Đòn Gánh uy tín chất lượng

Công ty chúng tôi cung cấp rất nhiều sản phẩm. Những sản phẩm này đã được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong suốt thời gian qua.Dược Liệu Hòa Bình luôn tự hào với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp; tư vấn nhiệt tình; giá cả phải chăng, giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Bạn hoàn toàn yên tâm khi mua thảo dược tại Dược Liệu Hòa Bình.

Hiểu được điều ấy, Dược Liệu Hòa Bình  đã được thành lập. Mang đến cho bạn sự lựa chọn tốt nhất về các loại thảo dược nguyên chất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ những bác sĩ YHCT giàu kinh nghiệm và bệnh tình của bạn sẽ thuyên giảm qua mỗi ngày! Cung cấp tại tphcm và tp hà nội và mọi miền đất nước

  • Cam kết bán giá tốt nhất và sát giá với thị trường
  • Được đổi trả hàng khi mua tại công ty chúng tôi
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và tận tâm
  • Là một công ty chuyên cung cấp sỉ sản phẩm đầu vào chất lượng cao

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *