Thành phần hóa học của dược liệu Mộc Thông. Vì mục đích sức khẻo cộng động mà Dược Liệu Hòa Bình luôn muốn mang đến những bài viết bổ ích cho người đọc. Mộc thông là vị thuốc được nhập chủ yếu từ Trung Quốc và đang được khai thác thử nghiệm tại Việt Nam. Vị thuốc này có thành phần hóa học như thế nào?Tác dụng và cách sử dụng ra sao? Mời quý vị đón đọc bài viết dưới đây!
Giới thiệu về Mộc Thông
Cây mộc thông mã đậu linh hay mộc thông (Hocquartia manshuriensis (Kom) Nakai hay Aristolochia manshuriensis Kom thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Đặc điểm hình thái cây Mộc thông
Dây leo thân gỗ, thân cây mảnh khảnh, hình trụ, uốn lượn, vỏ thân màu nâu xám. Lá mọc xen kẽ hoặc mọc thành chùm trên các nhánh ngắn, thường có 5 lá chét, đôi khi 3 – 4 hoặc 6 – 7; cuống lá mảnh, dài 4,5 – 10 cm; lá chét hình elip, hình trứng hoặc oval. Mộc thông thường mọc trên cỏ dưới rừng ở độ cao thấp.
Ra quả thành đôi hoặc đơn độc, hình thuôn hoặc hình elip, dài 5 – 8 cm, đường kính 3 – 4 cm, màu tím khi trưởng thành, nứt dọc. Trong khoang, chủ yếu là hạt. Hạt hình trứng thuôn, hơi phẳng, nhiều hàng không đều.
Thời kỳ ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5, thời gian ra quả từ tháng 6 đến tháng 8.
Dược liệu Mộc thông
Thân cây gỗ khô của Mộc thông có hình trụ và cong, với chiều dài 30 – 60 cm và đường kính 1,2 – 2 cm. Bề mặt màu nâu xám, da cực kỳ sần sùi và có nhiều vết nứt không đều. Các nút không rõ ràng, chỉ nhìn thấy các vết gãy nhánh bên. Nó cứng, khó vỡ và xơ. Phần da dày, màu nâu vàng và gỗ có màu trắng vàng. Ống thân có các lỗ dày đặc. Vị đắng. Loại tốt là loại vàng đều từ trong ra ngoài.
Thành phần hóa học của dược liệu Mộc Thông
Trong cây Mộc thông có chứa betulin, axit oleanolic, hederagein, akeboside, saponin. Ngoài ra, nó còn chứa stigmasterol, beta-sitosterol, daucosterol, inositol, sucrose và muối kali.
Trong mộc thông mã đậu linh hay quan mộc thông (Hocquartia mashuriensis) người ta chiết ra được 0.091% chất có tinh thể màu vàng, độ chảy 281-283°, công thức thô C12H1104 (Hóa học học báo, 22:1144-1956).
Trong mộc thông Nhật Bản (Akebia quinata Decne) người ta đã lấy được một loại glucozit gọi là akebin (C35H56O20)3 khi thủy phân sẽ được akebigenin C31H5004, glucoza và rhamnoza (Tạp chí hóa học Nhật Bản 48, 49, 1927-1928).
Ngoài ra còn có hederagenin C30H48O4 và axit oleanolic hay caryophylin C30H48O3 (Dược học tạp chí 60, 1940).
Công dụng, liều dùng của Mộc Thông
Công dụng
Có tác dụng lợi tiểu tiện, thông huyết mạch.
Chủ trị: trị tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt, bí tiểu, phù thũng, phụ nữ kinh bế, sữa tắc. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc.
Kiêng kị: phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.
Liều dùng
Liều dùng hàng ngày 4 – 6 g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số bài thuốc kinh nghiệm từ cây mộc thông
Bí tiểu tiện
Khó đi tiểu, tiểu tiện ngắn đỏ, tiểu gắt buốt
Dùng Mộc thông, Phục linh, Trạch tả, Đăng tâm, Xa tiền, Chư linh, mỗi vị 6g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.
Tiểu tiện ra máu
Mộc thông, Ngưu tất, Sinh địa, Thiên môn đông, Hoàng bá, Cam thảo, mỗi vị 4g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.
Bế kinh
Dùng đối với trường hợp kinh nguyệt bế tắc, đau tức nặng bụng, đau nhói, mình mẩy đau nhức, đau khớp.
Dùng Mộc thông 12g, sắc uống; hoặc phối hợp với Uy linh tiên, Dây đau xương.
ưu ý:
Không phải ai cũng có thể dùng được vị thuốc này. Ví như những người mắc bệnh hoạt tinh, tiểu tiện nhiều và không có chứng thấp nhiệt cũng không nên dùng.
Hầu hết những bài thuốc từ Mộc thông đều được lưu truyền trong y thư cổ. Hiện có rất ít các nghiên cứu về dược liệu này. Vì thế người dùng cần thận trọng, không tự ý sử dụng nếu không có sự chỉ định của bác sỹ.
Để biết thêm thông tin về Dược Liệu Mộc Thông. Mời độc giả xem thêm: Mộc Thông
Mọi thắc mắc:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976836586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN