Tác dụng phụ của bạc hà!

Bạc hà là loại dược liệu thân thảo sống lâu năm, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở cả Y Học Cổ Truyền và y học hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quan về công dụng của dược liệu bạc hà và tác dụng phụ của bạc hà.

Tác dụng của bạc hà

Cây bạc hà hay bạc hà băng có tên khoa học Mentha arvensis L.; thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae) là loại cây sống lâu năm, thuộc loại thân thảo.

Bạc hà tươi được thu hái cất tinh dầu hoặc phơi khô sau khi thu hoạch, bảo quản ở môi trường khô ráo. Tất cả các bộ phận trên mặt đất của bạc hà băng đều chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng từ 1 – 3%, trong đó chủ yếu là limonen; menthol; methyl acetat; cimen; myrcen…

Bạc hà là một loại thảo dược mang lại công dụng tuyệt vời

Theo y học cổ truyền:

Bạc hà có vị cay, mát không độc; vào 2 kinh phế và can, có tác dụng trừ phong nhiệt, ra mồ hôi; dùng chữa cảm mạo phong nhiệt, đau đầu; viêm kết mạc mắt, viêm mũi, ngạt mũi, đau sưng họng, đậu sởi, mề đay.

Theo y học hiện đại:

Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh và chống say tàu xe: Khi dùng tại chỗ, tinh dầu bạc hà tạo cảm giác mát và tê tại chỗ, giảm đau dây thần kinh, ngoài ra còn dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau (xương khớp, thái dương khi nhức đầu). Uống trà bạc hà nóng có tác dụng giảm nôn trong say tàu xe.

Hỗ trợ điều trị xoang mũi: Bạc hà có tác dụng sát trùng mạnh thường giúp giảm ngứa trong các bệnh ngoài da, khi xông trực tiếp giúp làm sạch và thông xoang mũi.

Hỗ trợ điều trị sốt: Tinh dầu bạc hà hay mentol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, tăng bài tiết mồ hôi, làm giảm thân nhiệt chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, nhức đầu.

Trong điều trị hôi miệng, căng thẳng: Nhai vài lá bạc hà hoặc uống trà bạc hà sau ăn sẽ giúp khử mùi hiệu quả.

Uống trà bạc hà vào ban đêm sẽ khiến bạn giảm stress và dễ ngủ.

Liều lượng và cách dùng Bạc hà

Liều dùng lá và toàn cây: Ngày uống từ 4 đến 8g dưới dạng thuốc pha.

Tinh dầu và mentola: Một liều 0,02 đến 0,2 ml, một ngày 0,06 đến 0,6 ml.

Còn dùng dưới hình thức cồn bạc hà (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít), ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 đến 10 hay 15 giọt, cho vào nước nóng mà uống.

Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh từ Bạc hà

  • Hỗ trợ chữa nôn thông mật giúp dễ tiêu hoá: Lá bạc hà hay toàn cây bạc hà bỏ rễ 5g, pha vào 200ml nước sôi; cách 3 giờ uống 1 lần. Có thể dùng cồn bạc hà theo công thức tương tự ở trên, mỗi lần uống 5 – 10 giọt.
  • Hỗ trợ chữa cảm mạo, nhức đầu: Lá bạc hà 6g; kinh giới 6g; phòng phong 5g; bạch chỉ 4g; hành hoa 6g. Nước sôi đổ vào chờ 20 phút, uống lúc đang nóng.
  • Phòng cảm cúm: Bạc hà, Tía tô; Kinh giới, Hoắc hương mỗi thứ 4 – 6g, sắc nước cho trẻ uống để chống cúm lúc có dịch cúm.
  • Tán nhiệt, giải biểu: Bạc hà 8g, thuyền thoái (xác ve sầu) bỏ chân 12g, thạch cao 24g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa các chứng cảm mạo mới phát có phong nhiệt ở biểu.
  • Bột Thạch cao bạc hà: Thạch cao sống 40g, bạc hà diệp 20g, nghiền mịn, uống 2g – 3g mỗi lần; ngày 3 lần, uống với nước nóng. Trị sốt sợ nóng, mồ hôi không thoát, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon.

>>>xem thêm: Cây bạc hà hỗ trợ làm đẹp

Tác dụng phụ của bạc hà

Bạc hà là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, bạc hà có thể tương tác tác với những loại thảo dược và thuốc khi dùng chung, dẫn đến những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng bạc hà

Một số tác dụng phụ khi sử dụng bạc hà như dị ứng da, nổi phát ban trên da; Co giật; ợ nóng, làm chậm nhịp tim, hạ đường huyết; Ngộ độc do dùng quá liều.

Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng bạc hà:

  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú cần tuân thủ quá trình sử dụng (liều lượng, thời gian điều trị) theo đúng như chỉ định của bác sĩ. Lá bạc hà bằng làm xuất hiện kinh nguyệt nên có khả năng đe dọa sảy thai ở phụ nữ đang mang thai; vì vậy để an toàn không nên sử dụng dược liệu này ở phụ nữ mang thai.
  • Không dùng bạc hà trong trường hợp: bệnh nhân bị tiểu đường; bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản; táo bón kéo dài; huyết áp cao; mắc bệnh lý về tim mạch.
  • Không dùng cho trường hợp biểu hư ra mồ hôi nhiều; bị sốt do dư âm và đang suy nhược.
  • Tinh dầu bạc hà và mentola bôi mũi; bối trong cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế có thể tới ngừng thở; tim ngừng đập hoàn toàn. Hiện tượng này hay xảy ra nhất là đối với trẻ con ít tuổi. Do đó; chúng ta cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu bạc hà cho trẻ con ít tuổi; nhất là trẻ con mới đẻ.

Địa chỉ bán bạc hà uy tín nhất hiện nay

Không thể phủ nhận được công dụng chữa bệnh hiệu quả từ bạc hà, đây là loại dược phẩm quý và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Do đó việc tìm được nơi bán bạc hà, tinh dầu bạc hà chất lượng hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc trị bệnh có hiệu quả hay không.

Dược liệu Hòa Bình chính là gợi ý hàng đầu dành cho bạn khi cần mua bạc hà hay các dược liệu thiên nhiên khác. Đến với Dược liệu Hòa Bình đảm bảo bạn sẽ được phục vụ tận tâm, tận tình, sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp.

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *