Tác dụng dược lý của bạch chỉ nam gồm những gì ?

Tác dụng dược lý của bạch chỉ nam gồm những gì ?

Bạch chỉ nam là loại cây mọc hoang tự nhiên ở ven rừng,dọc khe suối,nơi có độ cao đến 1400m. Đây là cây mọc hoang nhiều ở tại khu vực Đông Dương.Ở nước ta,chúng mọc chủ yếu ở một số tỉnh như:Sơn La,Vĩnh Phúc,Quảng Ninh,An Giang….Một vấn đề mà nhiều người dùng thắc mắc là:”Tác dụng dược lý của bạch chỉ nam gồm những gì ?”. Vậy thì mời các bạn cùng mình đi tìm hiểu ở bài viết này để tìm ra câu trả lời cho thắc mắc trên !

Giới thiệu về cây bạch chỉ nam

Giới thiệu về cây bạch chỉ nam
Cây bạch chỉ nam

Bạch chỉ nam có tên gọi khoa học là Milletia pulchra Kurz,thuộc họ Đậu – Fabaceae. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi khác như:Đậu chỉ,mát rừng…
Cây bạch chỉ nam là loại cây thân bụi với chiều cao trung bình khoảng 5 – 7m,đường kính 2.8cm. Lá kép lông chim lẻ,mọc so le nhau trên cành,hình ngọn giáo hay thuôn,mỏng, màu xanh xanh. Mỗi trục dài 20cm gồm khoảng 11-17 lá chét,mỗi lá chứa khoảng 7-8 cặp gân bên. Hoa cao 12 mm, màu tím hồng,lông màu gỉ sét mọc thành từng chùm ở kẽ lá. Quả đậu hình dao,có lông tơ vàng, hạt hình trứng dẹt, cỡ , màu vàng nhạt. Cây có rễ hình trụ, màu hơi vàng nâu, mọc khá dày và sát nhau.

Bộ phận dùng của cây bạch chỉ nam

Rễ củ (Radix Millettiae Pulchrae) của Bạch chỉ nam có thể thu hái rễ quanh năm, thường chọn ở những cây nhỏ. Sau khi thu hái đem đi rửa sạch rồi thái phiến sau đó đem đi sấy hoặc phơi khô. Nên bảo quản rễ củ ở nơi khô ráo,thoáng mát,tránh mối mọt và côn trùng xâm hại

Cách sử dụng và liều dùng của bạch chỉ nam

Mỗi ngày nên sử dụng 6-15g cho đến 40g, dạng thuốc sắc, thuốc bột. Có thể dùng củ tươi mài với nước vo gạo hoặc nước cơm để bôi trị sơn ăn làm lở ngứa. Những người thiếu máu,suy nhược cơ thể không nên dùng cây thuốc này

Một số bài thuốc của bạch chỉ nam

Một số bài thuốc của bạch chỉ nam
Một số bài thuốc của bạch chỉ nam
  • Phong nhiệt mẩn ngứa: Rễ Bạch chỉ nam, Đơn kim, Liễu đỏ, mỗi vị 30g sắc uống.
  • Ngứa lở do dị ứng sơn: Bạch chỉ nam tươi mài với nước gạo hoặc nước cơm dùng bôi
  • Phong thấp đau nhức: 20g mỗi loại Bạch chỉ nam, cành liễu, Huyết đằng dùng sắc uống
  • Đau bụng, kém tiêu, tiêu chảy: Bạch chỉ nam 20g, vỏ Quýt 12g, Hậu phác nam 8g sắc uống.
  • Hỗ trợ điều trị cảm mạo, sốt nóng: Bạch chỉ nam 12g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, Kinh giới 8g, Sài đất 16g, Cát căn 16g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang
  • Hỗ trợ chữa mưng mủ,mụn nhọt: 12g mỗi loại bạch chỉ nam – hạ khô thảo – vảy tê tê – hà thủ ô – xương bồ – gai bồ kết, 8g kinh giới, 20g kim ngân hoa. Sắc các vị thuốc trên cùng với 1 lít nước ,đun khi lượng nước còn khoảng 400ml thì tắt lửa,bưng ra.Người trưởng thành chia 3 lần uống/ngày, trẻ em tùy theo tuổi, mỗi lần uống 50-100ml ,mỗi ngày uống 2 lần.

Tác dụng dược lý của bạch chỉ nam gồm những gì ?

Tác dụng dược lý của bạch chỉ nam gồm những gì ?
Tác dụng dược lý của bạch chỉ nam gồm những gì ?
  • Tác dụng giúp giảm đau: Làm giảm đau đầu do cảm cúm đau đầu sau sinh đau lợi răng đau thần kinh mặt.
  • Khi dùng với liều lượng lớn sẽ gây ra huyết áp tăng, mạch chậm,chảy dãi và nôn mửa. Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới co giật và tê liệt toàn thân.
  • Kháng khuẩn,chống viêm: Ức chế trực khuẩn li thương hàn vi khuẩn Gram dương, đối với vi khuẩn lao ở người có tác dụng ức chế rõ rệt. Theo Đông y chúng có tác dụng tán hàn, giải biểu,táo thấp, chỉ thống giải độc.

* Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp về cây bạch chỉ nam có thể mang lại cho quý độc giả nhưng thông tin hữu ích về loại dược liệu này.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Cây Bạch chỉ nam và các loại thảo dược khác, quý độc giả xem thêm:  Bạch chỉ nam hỗ trợ chữa rắn độc cắn hiệu quả

Hoặc liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Website:  https://duoclieuhoabinh.net.vn

Hotline/Zalo: 0976 836 586

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *