Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cỏ tranh giúp lợi tiểu thông tiểu tiện

Cỏ tranh giúp lợi tiểu thông tiểu tiện

Cỏ tranh loại cỏ mọc ở nhiều nơi nước ta để cho trâu bò, gia súc ăn nhưng bên cạnh đó lại là một trong những dược liệu được đông y sử dụng đó là bộ phận rễ của cỏ tranh có những tác dụng giúp lợi tiểu, thông tiểu tiện, tẩy độc cơ thể…trong bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết hơn về những đặc điểm hình ảnh cỏ tranh, tác dụng công dụng cỏ tranh, một số bài thuốc dân gian từ cỏ tranh và nhiều thông tin khác về loại cỏ này nhé mọi người.

Còn gọi là: bạch mao

Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv

Thuộc họ Lúa Poaceae

Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn là thân rễ phơi hay sây khô của cây cỏ tranh

Cách dùng cỏ tranh

I…Mô tả cây cỏ tranh

Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chùy, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió.

Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy nhưng hình bắp dài 5-20cm màu trắng bạc, bông nhỏ phủ đầu lông nhỏ niềm, rất dài

Mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta

Thành phần hóa học trong cỏ tranh

Trong thân rễ có tranh có glucozo, fructoza và axit hữu cơ

Hình ảnh đặc điểm Cỏ Tranh

II…Thu hái bộ phận dùng rễ cỏ tranh

Bộ phận dùng của cây gần như toàn bộ, tuy nhiên, dùng nhiều nhất vẫn là phần thân rễ của cây. Dùng cả ở dạng tươi và dạng khô.

Thông thường, thu hoạch vào tầm tháng 9 đến 11 và khoảng tháng 2 đến tháng 4. Sau khi cắt xong phần thân rễ của cây sẽ đem đi rửa sạch.

Bóc bỏ phần bẹ bên ngoài ra, phần lá già và các rễ con sẽ được đem đi phơi và sấy khô. Chia theo kích thước của từng loại rồi đem bảo quản nơi khô ráo.

III…Công dụng và liều dùng cỏ tranh

Tính chất theo tài liệu cổ: bạch mao căn có vị ngọt tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn. Vào ba kinh tâm, tỳ và vị có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng hỗ trợ chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam

Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể. Còn dùng hỗ trợ chữa sốt nóng, khát nước niệu huyết, thổ huyết

Liều dùng 10-40g dưới dạng thuốc sắc

Tác dụng rễ cỏ tranh

IV…Đơn thuốc dân gian có cỏ tranh

Chè lợi tiểu: râu ngô 40g, xa tiền 25g, rễ cỏ tranh 30g, hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ, trộn đều. Mỗi lần cân 50g pha thành 0,75 lít chia uống trong ngày vào lúc khác

Trẻ em 6-14 tuổi, ngày cân 25g pha với 350ml chia uống trong ngày vào lúc khát

Như thần thang (Thánh huệ phương) hỗ trợ chữa phổi nóng, hen cò cử: Sinh mao căn sắc uống lúc còn nóng vào sau bữa ăn

Ma căn thanh, hỗ trợ chữa đái ra máu: bạch mao căn, khương thán, thêm mật ong trắng, sắc uống

Chú thích:

Lá non cho trâu, bò, ngựa ăn rất tốt. Lá già dùng để lợp nhà

Lưu ý khi sử dụng cỏ tranh

V…Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu cỏ tranh

Dù là dược liệu rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng cỏ tranh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Những bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc tuyệt đối không được sử dụng dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh.

Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ và người tạng hàn không nên dùng bạch mao.

Cơ địa từng người khác nhau nên tác dụng của dược liệu với từng người bệnh cũng khác nhau. Người bệnh phải kiên trì áp dụng mới có thể thấy được hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh.

Trong thời gian dùng dược liệu, nếu gặp biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, hãy dừng thuốc và tới thăm khám tại các cơ sở y tế.

Xem thêm: tác dụng mộc thông hỗ trợ chữa tiểu tiện khó

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version