Cây phù dung giúp tiêu giảm mưng mủ mụn nhọt đỡ đau
Còn gọi là mộc liên, địa phù dung.
Tên khoa học Hibiscus mutabilis L. (Hibiscus sinensis Mill). Thuộc họ Bông Malvaceae.
Ta thường dùng hoa và lá tươi hoặc khô của cây phù dung để làm thuốc.
Mô tả cây phù dung
Phù dung là một cây nhỡ, có cành mang lông ngắn hình sao. Lá 5 cánh, phía cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể đạt tới 15cm, mặt dưới có nhiều lông hơn, 5 thuỳ hình 3 cạnh ngắn có 1 gân chính. Hoa lớn, đẹp, đơn độc hoặc tụ nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng, có màu trắng, chiều ngả màu hồng đỏ (do trong lá có chất anthocyanozit). Quả hình cầu, có lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ mang lông dài.
Đặc điểm cây Hoa phù dung
Cây phù dung có thân nhỏ, vỏ thân có nhiều so sợi, cao khoảng 2 – 5m. Cành ngắn có lông, hình sao Lá mọc cách, có 5 cánh, cuống lá hình tim, mép lá có răng cưa, có lông, mặt dưới của lá có nhiều lông hơn, xẻ dọc thành 5 thùy, có gân. Lá có hình giống bàn tay, rộng khoảng 15cm.
Hoa phù dung thường nở rộ mỗi khi đến mùa sương giáng cho đến hết mùa đông. Hoa khi nở có kích thước lớn, bông to khoảng 10 – 15cm (khoảng bằng cái bát), có dạng cánh xốp mềm như hoa giấy. Hoa có 2 loại, hoa đơn có 5 cánh và hoa kép có nhiều lớp cánh. Hoa có khả năng thay đổi màu theo thời gian trong ngày, sáng màu trắng, chiều màu hồng và tối có màu đỏ sẫm.
Còn có loại phù dung thay đổi theo từng ngày, ngày thứ nhất màu trắng, ngày thứ 2 màu vàng tươi, ngày thứ 3 màu hồng và sang ngày thứ 4 là màu đỏ sẫm. Sau khi hoa tàn sẽ có quả, quả phù dung có dạng hình cầu và bao phủ bên ngoài lớp lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ với lông mao bao quanh.
Phân bố cây phù dung
Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trồng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ấn Độ.
Thành phần hoá học cây phù dung
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ, chúng tội tìm thấy trong cánh hoa phù dung có anthoxyanozit. Trong lá như có một chất nhầy (Đỗ Tất Lợi, năm 1960).
Trong họa có queximeritrin C,H, 0, một ít meratin C,H,O,, (C. A. 1964, 60 11042h). Theo Lowry J. B. trong hoa có xyanidin-3 sanbubiozit (Phytochemistry 1971, 10, 673 và C. A. 1974, 81, 10960 Z).
Trong lá có flavon, hợp chất phenol, axit amin, đường khử (Quảng Châu thị dược phẩm thí nghiệm Sở Nông thôn trung thảo dược chế tế kỹ thuật; 1917, 237).
Công dụng và liều dùng cây phù dung
Lá tươi và hoa tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang mưng mủ để hút mủ và làm cho đỡ đau, Có thể dùng lá hoặc họa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè đặc, trộn đều thành một thử bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau. Khi thuốc khô lại thay bã khác, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.
Chú ý nghiên cứu thêm.
Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi
Xem thêm: Cây niệt gió (gió cánh) hỗ trợ sát trùng bạt độc
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình
Hotline: 0976 836 586
Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.