Cây niệt gió (gió cánh) hỗ trợ sát trùng bạt độc
Trong thiên nhiên đa dạng có rất nhiều các loại cây dược liệu quý và ở Việt Nam may mắn được thiên nhiên ban tặng cho nguồn dược liệu đa dạng với rất nhiều những cây thuốc quý. Các loại nấm quý, đến những loại sâm rừng có giá trị cao trong y học, đông y. Vậy cây niệt gió có những tác dụng công dụng gì đối với chúng ta, đặc điểm của chúng như thế nào, sinh trưởng và phát triển ở đâu? Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết hơn nhé mọi người.
Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liêu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, tin thảo, sơn miện bì, địa ba ma, độc ngư dàng.
Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey. (Wikstroemia viridiflora Meissn; Daphne cannabina Lour.).
Thuộc họ Trầm Thymeleaceae.
Mô tả cây niệt gió
Niệt gió là một cây nhỏ, quanh năm xanh tươi, cao 0,30 – 0,60m, mang nhiều cành gầy, màu đỏ nhạt, nhiều khi mọc đối, có những sẹo lá nổi rõ lên. Lá hầu như không cuống, nhắn, hình trắng thuôn dài, hai đầu tù hay hơi tròn, phiến lá dài 3 – 4cm, rộng 1 – 2cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay thành bông rất ngắn. Quả mọng khi chín có màu đỏ tươi hình trứng, kèm theo vết tích của bao hoa, phần cơm hơi dày. Hạt có vỏ mỏng và mềm, vỏ trong cứng và đen nhạt.
Mùa hoa: tháng 4 đến tháng 7, mùa quả: tháng 11 – 12
Phân bố, thu hái và chế biến cây niệt gió
Mọc hoang ở khắp nơi rừng núi, bụi bờ ở nước ta; còn thấy mọc ở Đông Nam Á, Philipin. Người ta dùng lá hoặc rễ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rẻ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
Thành phần hoá học cây niệt gió
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng cây niệt gió
Niệt gió là một vị thuốc chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Theo đông y, niệt gió có vị đắng, hơi cay, tính lạnh và có độc. Niệt gió được dùng làm thuốc sát trùng, bạt độc, chữa chứng ma phong (mụn nhọt). Có nơi dùng vỏ cây niệt gió chữa chứng sốt cao, lá giã nát, thêm dầu vào đắp lên những nơi sưng đau, mụn nhọt (nếu không trộn với dầu có thể gây phồng da).
Gia súc ăn lá và cây này có thể bị chết. Nhân dân một số nơi dùng làm cây duốc cá (làm cho cá ngộ độc chết để bắt). Có thể dùng làm thuốc diệt trừ sâu bọ trong nông nghiệp.
Vỏ thân và vỏ cành có nhiều sợi có thể dùng chế giấy. Cành và lá niệt gió có chất dính có thể dùng làm keo trong kỹ nghệ làm giấy.
Cây có độc, cần hết sức thận trọng khi dùng, không có kinh nghiệm không nên dùng. Trong các tài liệu cổ, người ta nóiphụ nữ có thai và những người suy nhược không dùng được.
Liều dùng trung bình trong ngày : 8 – 12g rễ hay lá tươi.
Chú ý:
Vỏ rễ và vỏ thân có chất kích thích bay hơi, khi bảo quản cần chú ý phòng nhiễm độc.
Trên đây DƯỢC LIỆU HOÀ BÌNH đã giới thiệu tới các bạn dược liệu cây niệu gió. Mong rằng mọi người tham khảo thêm về những tác dụng của cây này và được thêm kiến thức để khi cần có thể áp dụng, sử dụng được đúng liều lượng đúng loại cây đảm bảo cho sức khoẻ.
Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi
Xem thêm: Cây mù u (đồng hồ) hỗ trợ chữa ghẻ bệnh ngoài da
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình
Hotline: 0976 836 586
Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.