Sâm cau có mấy loại.Trên thị trường dược liệu hiện nay, người mua như lạc vào ma trận sâm cau khi được người mua tư vấn. Vậy có mấy loại sâm cau? Loại sâm cau nào tốt nhất cho việc điều trị bệnh yếu sinh lý. Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc quan tâm.
Sâm cau có mấy loại
Trong tự nhiên, có 2 loại thảo dược được gọi là sâm cau. Đó là sâm cau đen và sâm cau đỏ. Tuy cùng có tên gọi là sâm cau nhưng hình dáng, dược tính và công dụng của hai loại này khác hẳn nhau. Nếu không có kiến thức cơ bản về dược liệu, người mua rất dễ bị người bán đánh tráo khái niệm dẫn đến việc mua nhầm.
>>Xem thêm: Cách phân biệt sâm cau thật giả?, Những món ăn ngon dùng sâm cau
Sâm cau đen
Sâm cau đen hay còn được gọi với cái tên Tiên mao. Loại cây thân thảo, mọc sát đất có lá giống lá cau, củ giống củ sâm. Bởi vậy được dân gian gọi là sâm cau.
Đặc điểm nhận dạng sâm cau đen
- Lá sâm cau có hình dạng giống lá cau, hoa màu vàng.
- Ở rạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vo màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh. Có các dễ con to bán quanh thân dễ chính.
- Sâm cau thật thường củ đen và nhỏ hơn những loại sâm cau giả dạng khác
- Sâm cau đen bên ngoài màu đen củ dài 15- 20 cm có khi hơn, củ thuôn có các rễ tua rua nhỏ.
- Sâm mùi hăng và khi dùng làm thuốc nếu không chế biến kỹ dễ dẫn tới ngứa và khó uống.
- Sâm mọc thành các cụm hay khóm giống như khi đào các củ sắn lên
Tác dụng của sâm cau đen
Theo y học cổ truyền sâm cau đen có một số tác dụng chính sau:
- Điều trị liệt dương
- Điều trị yếu sinh lý
- Điều trị xuất tinh sớm
- Điều trị chứng thận dương hư
- Bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch
- Mạnh gân xương
- Điều trị thần kinh suy nhược
Sâm cau đỏ
Sâm cau đỏ là rễ của một loại cây thân thảo, thời gian gần đây nhiều người tranh luận gay gắt liệu sâm cau đỏ có tác dụng bồi bổ không và có phải là sâm cau chuẩn hay không.
Đặc điểm của sâm cau đỏ.
Sâm cau đỏ mà chúng ta thường gọi thực chất là cây bồng bồng hay còn gọi là hồng sâm, được mô tả là dạng cây thân thảo, có thể cao tới 2m, rễ có màu hồng, lá hình dài, dài hình mũi mác, hoa màu vàng, quả hình cầu khi chín màu đỏ mọng. Tên gọi bồng bồng có sự trùng lặp với cây lá hen cũng có chung tên gọi bồng bồng
Công dụng của sâm cau đỏ
Trong YHCT, sâm cau đỏ không có công dụng bổ dương. Cũng theo đó Bồng bồng được sử dụng để nhuận tràng, lợi tiểu, chữa lỵ, bạch đới, lậu (lá) và lỵ ra máu (rễ, hoa),…Ngoài ra, các nghiên cứu dược lý chứng minh rằng Bồng bồng có độc tính.
Sâm cau đỏ hay sâm cau đen tốt hơn
Qua những thông tin ở trên, chúng tôi có thể khẳng định với quý độc giả. Sâm cau đen mới là loại dược liệu có tác dụng bổ thận tráng dương. Tăng cường sinh lý. Còn sâm cau đỏ không có tác dụng này. Chính vì thế mà sâm cau đen mới đúng là loại dược liệu mà các quý ông đang ngày đêm tìm kiếm.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về những nghi vấn của độc giả với loại thảo dược thần kỳ này. Hiện tại chúng tôi đang bán sâm cau đen với giá 350.000 đồng 1 kg. Với kinh nghiệm và uy tín kinh doanh dược liệu đông y. chúng tôi cam kết luôn cung cấp sâm cau đen chuẩn, sạch, đảm bảo chất lượng.
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976836586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN