Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tam thất bắc

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tam thất bắc

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tam thất bắc. Trung tâm cây giống tam đảo xin chào quý vị và các bạn chúc mọi người có một mới tôt lành. Hiện nay rất nhiều người có đặt câu hỏi cho chúng tôi hay phân tích quý trình phát triển của cây tam thất bắc vì vậy hôm nay trung tâm cây giống Tam đảo sẽ chia sẻ cho các bạn về quá trình phát triển của cây tam thất bắc.

Giới thiệu về cây tam thất bắc

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tam thất bắc

Tam thất bắc là một loại cây dược liệu quý, có giá trị cao cả về kinh tế và dược liệu. Qua đó chúng ta có thể phần nào thấy được sự quý giá của Tam thất. Hiện nay, tam thất được dùng để chữa bệnh trong đông y và có nhiều công dụng cho sức khỏe của con người, nhưng trồng tam thất có dễ không, bài viết này sẽ trả lời cho bạn biết điều đó.

Theo cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giống cây trồng, việc chọn nơi có khí hậu phù hợp để trồng tam thất có ý nghĩa rất quan trọng. Vì cây tam thất chỉ trồng được ở nơi có yêu cầu về đất đai, khí hậu rất nghiêm ngặt. Tam thất chỉ mọc được ở vùng núi cao, độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Ở Việt Nam ta, tam thất được trồng nhiều tại các tỉnh Hà Giang, Sapa (Lào Cai), Lạng Sơn và Tuyên Quang,… với số lượng nhỏ bởi loại cây này chỉ thích hợp các vùng ôn đới hoặc cận ôn đới, khí hậu lạnh và mát quanh năm.

Nhiệt độ thích hợp cho loại cây này trung bình từ 20 đến 25 độ C. Đặc biệt, cây tam thất chỉ phát triển được dưới bóng râm nên chúng thường được trồng dưới các tán lá của cây khác. Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, tam thất được trồng trong nhà kính hoặc có mái che, tạo bóng dâm và độ mát cho cây phát triển (3 phần sáng, 7 phần tối).

Đây là một loại cây sống lâu năm (từ 5 đến 7 năm), do hàng năm vào cuối đông cây lại rụng hết lá nên có thân nhỏ, độ cao trung bình của cây thường vào khoảng 30 – 60 cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông nhưng có rãnh dọc. Lá cây mọc vòng 3 – 4 lá một, lá kép kiểu bàn tay xòe, cuốn lá dài 3-6cm, mỗi cuốn lá có 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có hình răng cưa nhỏ. Sau khi trồng từ năm thứ 3 trở đi cây bắt đầu cho thu hoạch củ. Nhưng để củ tam thất có chất lượng tốt thì phải thu hoạch sau trồng từ 6 đến 7 năm, còn hoa tam thất thì có thể thu hoạch hàng năm.

Kỹ thuật trồng Tam Thất Bắc

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tam thất bắc

Trồng cây tam thất đòi hỏi đầu tư lớn, thời gian chăm sóc đến khi thu hoạch dài từ 3 đến 5 năm. Cây tam thất đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Chọn giống:

Nên chọn hạt chín của những cây tam thất từ 4 năm tuổi trở lên, cây sẽ phát triển tốt cho năng suất cao, và chỉ chọn những hạt mẩy, chắc và nặng.

Ươm hạt

Vào tháng 8 – 9 âm lịch chúng ta bắt đầu đem hạt tam thất ra ươm, đem ủ hạt trong chậu cát ẩm chờ đến khi hạt nứt mạnh.

Mang hạt ra ươm tại vườn ươm đã chuẩn bị từ trước

Phủ lên bề mặt trấu và tro ẩm, sau 4,5 tháng hạt sẽ mọc

Lưu ý: Giữ ẩm và làm dàn che cho luống và gieo vào khoảng cuối năm (tháng 11,12)

Phương pháp trồng cây tam thất bắc

Sau khoảng thời gian 4,5 tháng, thời vụ thích hợp để trồng là vào mùa Xuân, khi có mưa phùn nhỏ, ta mang tam thất đã ươm đi trồng, nhớ mang cả bầu đất kèm theo.

Lên luống sẵn cho chỗ trồng cây tam thất rộng khoảng 1,5m, ở giữa chôn cọc làm giàn che, mật độ 20cm x 20cm (tức là 1m2 có thể trồng từ 16-20 cây)

Chăm sóc cây tam thất

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tam thất bắc

Tưới nước: Cây tam thất ưa ẩm và ánh sáng dịu nên cần thường xuyên tưới nước và làm giàn che phù hợp

Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó ủ lại xung quanh gốc cây.

Bón lót: Thường xuyên làm cỏ và bón lót, bón thúc bằng phân hữu cơ cho cây

Thu hoạch cây tam thất bắc

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tam thất bắc

Từ năm thứ 3 sau trồng ta có thể thu hoạch được nụ tam thất tươi, hoa tam thất tươi và hạt tam thất.

Nụ hoa tam thất được thu hoạch đầu hè đến gần cuối thu, sau đó cây đậu quả và rụng lá vào cuối đông. Đến mua xuân cây lại ra lá và trổ bông.

Sau 5 năm,Tam thất 6 -7 tuổi là thu hoạch củ được, còn cây 3-4 tuổi chủ nhỏ và chất lượng kém hơn. Rễ Tam thất ăn không sâu nên có thể dùng cuốc nhỏ để thu hoạch. Đào lấy rễ, đun về, rửa sạch, cắt rễ nhỏ, phơi hoặc sấy khô cho đến lúc héo, lăn cho vỏ mềm rồi lại tiếp tục phơi hoặc sấy. Làm như vậy, 3-4 lần củ Tam thất rất chắc và cứng.

Rễ Tam thất (phần chúng ta sử dụng) không có hình dạng cụ thể, thông thường chúng có đường kính ở vào khoảng 1 đến 2 cm, chiều dài khoảng 1,5 đến 4 cm. Màu đặc trưng của phần bên ngoài tam thất là xám vàng nhạt kèm theo những lằn dọc. Rễ Tam thất khá cứng, cầm lên có cảm giác nặng tay. “Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam” là cách nói của các thầy thuốc đông y về vị của loại rễ củ này. Nghĩa là khi bạn nhấm một ít rễ Tam thất, đầu tiên bạn sẽ thấy vị đắng, sau đó sẽ chuyển thành ngọt và vị ngọt càng đậm hơn về sau.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây tam thất bắc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *