Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hồi

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hạicho cây hồi

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hạicho cây hồi

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hồi

7.3.1. Công tác chuẩn bị

– Bảo hộ lao động: Quần áo, mũ, khẩu trang, kính.

– Kiểm tra bình phun (dụng cụ phun thuốc hóa học chủ yếu sử dụng bình bơm tay gọi là bình phun thuốc trừ sâu).

7.3.2. Thao tác

– Đổ dung dịch thuốc đã pha vào bình qua màng lọc

– Đeo bình lên vai

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hồi

–  Nhẹ nhàng đẩy cần khởi động tạo áp xuất trong bình.

– Mở khóa vòi phun

– Phun xuôi theo chiều gió cách xa ngọn cây từ 15 – 20cm. Tay điều chỉnh vòi phun sao cho thuốc bám đều trên mặt lá cây.

– Một tay tiếp tục đẩy cần khởi động để tạo áp xuất trong bình các thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần tới khi hoàn thành công việc.

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hồi
  1. Nắp đậy; 2. Bình chứa nguyên liệu; 3. Dây đeo; 4.Bơm áp suất;
  2. Cần đẩy; 6. Ống dẫn nguyên liệu; 7. Khóa; 8. Vòi phun

* Chú ý:

– Phun vào lúc lặng gió, râm mát, thường phun vào buổi chiều.

– Sử dụng thuốc hoá học xong phải vệ sinh ngay thân thể, dụng cụ, bảo hộ lao động, không đổ nước rửa xuống gần nguồn nước sinh hoạt.

– Phun đều và đủ liều lượng

– Không được phun thuốc khi người yếu, lúc đói, đi ngược hướng gió: sẽ bị ngộ độc thuốc.

– Không sử dụng thuốc không có nhãn mác rõ ràng hoặc hết hạn sử dụng

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hồi

Tiêu chuẩn cây hồi giống đem trồng

– Tuổi ³  20 tháng

– Chiều cao tối thiểu 40cm

– Đường kính cổ rễ   5mm

Cây cứng cáp, không sâu bệnh, lá non màu đỏ chuyển sang màu xanh

Thuốc Lưu huỳnh vôi

7.2.1. Chuẩn bị

– Dụng cụ: xô, chậu, xoong, que khuấy, chai lọ

– Nguyên liệu: bột lưu huỳnh, vôi sống (vôi tôi), nước sạch

7.2.2. Đặc điểm, công dụng và tỷ lệ các nguyên liệu

– Đặc điểm: thuốc ở dạng dung dịch màu nâu đỏ trong, có mùi nặng, có tính kiềm.

– Công dụng: dùng để phun trừ bệnh gỉ sắt, đốm than, nhện đỏ gây bệnh cho cây

– Tỉ lệ các nguyên liệu như sau:

+ 1 lít nước sạch

+ 0,2 kg bột lưu huỳnh

+ 0,1 kg vôi sống hoặc 0,13 kg vôi tôi

7.2.3. Cách nấu lưu huỳnh – vôi

Trình tự các bước nấu thuốc lưu huỳnh – vôi

Bước 1: Lấy một phần nước hòa tan lưu huỳnh ở dạng đặc sền sệt

Bước 2. Lượng nước còn lại hòa tan vôi đem đun sôi

Hình 2.3.78 . Hòa tan vôi

Bước 3: Đổ dung dịch lưu huỳnh vào dung dịch vôi đang đun sôi

Đổ dụng dịch lưu huỳnh vào hồ vôi, vừa đổ vừa khuấy đều và tiếp tục đun thêm 40 phút. Vừa đun vừa khuấy bổ sung lượng nước đã bị bay hơi và giảm nhỏ lửa khi sôi.

Đun dung dịnh lưu huỳnh – vôi

Bước 4. Gạn lấy nước trong

Hết thời gian đun bắc nồi thuốc ra khỏi bếp, khi nguội gạn lấy nước trong đựng trong chai để bảo quản.

Hotline: 0764 456 123

Xem thêm: Chăm sóc cây hồi giống sau khi ghép

Exit mobile version