Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Phân biệt cây mật nhân và cây mật gấu

Phân biệt cây mật nhân và cây mật gấu

Phân biệt cây mật nhân và cây mật gấu. Cây mật nhân và cây mật gấu đều là một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Chính vì lẽ đó mà nhiều người vẫn nhầm tưởng 2 loại thảo dược là một, giống nhau. Đây là một sự nhầm lẫn. Bởi hai loại thảo dược này hoàn toàn khác nhau về hình dạng, tên gọi cũng như công dụng.  Hôm nay Dược Liệu Hòa Bình sẽ giúp quý độc giả nhận rõ và phân biệt được dễ dàng hai loại thảo dược này.

Cây mật nhân và cây mật gấu có gì khác nhau?

Cây mật nhân

Hay còn có tên gọi là cây bá bệnh. Đây là loại cây được đồn thổi là có thể trị bách bệnh. Cây mọc chủ yếu ở phụ vực Trung bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bộ phận thường dùng làm thuốc là rễ cây.

Phân biệt cây mật nhân và cây mật gấu

Công dụng của cây mật nhân:

Công dụng của cây mật nhân không chỉ được chứng minh trong các bài thuốc y học cổ truyền. Năm 2006, một số nhà khoa học ở trường Đại học Dược Hà Nội đã chứng minh được. Tác dụng của cây mật nhân không chỉ là đồn thổi. Cây mật nhân có những tác dụng sau:

Đặc điểm của cây mật nhân

Hình dáng: là cây thân thảo, mọc dưới tán cây to. Chiều cao từ 10-15m. Thân khá nhỏ nhưng bộ rễ có thể rất lớn nếu là cây lâu năm. Nhiều bộ phận có phủ lông. Hoa  mọc thành cụm và có màu đỏ nâu. Lá kép, không có cuống nhẵn mịn. Quả cứng tròn khi chín có màu nâu đỏ. Rễ cây có màu trắng hoặc vàng ngà. Có kích thước lên tới chục kg.

Rễ cây mật nhân

Mùi vị màu sắc: Bộ phận thường dùng làm thuốc là rễ cây, có màu vàng ngà hoặc trắng. Mùi thơm ngậy nhưng vị lại rất đắng. Vị đắng của rễ cây mật nhân gấp nhiều lần vị cây mật gấu.

Cây mật gấu

Cây mật gấu còn được gọi là cây lá đắng.  Cây phân bố nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc. Các bộ phận đều được dùng làm thuốc.

Công dụng của cây mật gấu

Là vị thuốc tốt cho Gan, giải độc gan, hạ men gan, tăng cường chức năng tiêu hóa……

Đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu là loài thân thảo, mềm thường mọc thành bụi. Cây cao từ 2-5m, lá dài màu xanh lục hình bầu dục và có vị đắng. Lá cây thường được sử dụng như 1 loại rau. Chủ yêu sử dụng thân và lá làm thuốc.

Rễ cây mật gấu

Màu sắc, mùi vị: Cây có màu vàng đậm, mùi mật động vật, vị đắng giống như vị của mật nên được gọi là cây mật gấu.

Trên đây là một số so sánh để giúp quý độc giả có thể phân biệt được rõ ràng giữa cây mật nhân và cây mật gấu.

*Lưu ý: Tác dụng của thảo dược phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

Exit mobile version