Những điều cần hết sức lưu ý khi dùng khổ qua (mướp đắng rừng)

Mướp đắng rừng giúp mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho cơ thể, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể sử dụng bừa bãi bởi nó có thể sẽ gây hại cho chính sức khỏe của ta. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.

thu hoạch khổ qua rừng
thu hoạch khổ qua rừng

Vài nét khổ qua rừng (mướp đắng)

Khổ qua rừng là một loại cây dây leo thuộc họ bầu bí mọc hoang nơi rừng núi có phổ biến tại những vùng nhiệt đới như châu Á, châu Phi. Tên gọi khác của loại cây này là mướp đắng rừng do mọc ven sườn núi nên chứa nhiều dưỡng chất kết tinh từ đất trời.

Trái khổ qua rừng có dạng hình thoi và gần giống khổ qua nhà nhưng nhỏ hơn, chiều dài khoảng tầm 8-10cm, vỏ có nhiều khối u lồi và trái tươi có màu xanh đậm, khi chín thì ngả sang vàng hồng. Thông thường người ta sẽ thích dùng loại trái khô vì ít đắng hơn, dùng được lâu cũng như dược tính bên trong vẫn được giữ nguyên.

Khổ qua rừng tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Trong khổ qua rừng có chứa các hoạt chất gồm vicine, polypeptide-p, charantin có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết và hàm lượng protein giúp thúc đẩy phân giải đường dư thừa chuyển hóa thành năng lượng nên dùng lâu dài sẽ ổn định lượng đường huyết trong máu.

Kiêng kỵ khi sử dụng khổ qua rừng

Mặc dù khổ qua rừng có chứa rất nhiều các dược chất tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng khổ qua rừng chúng ta cần phải hết sức lưu ý.

Không kết hợp khổ qua rừng với tôm

Khổ qua tốt cho sức khỏe cùng hàm lượng vitamin C cao tuy nhiên, khổ qua luôn có một vị đắng đặc trưng còn tôm thì lại mang vị ngọt thanh.

Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.

Không nên uống trà ngay sau khi ăn khổ qua rừng

Ăn bữa cơm xong uống trà là thói quen của rất nhiều người Việt Nam, tuy nhiên đối với mướp đắng thì nếu uống ngay sau khi ăn thì sẽ gây tổn hại đến dạ dày. Các bạn có thể đợi một vài tiếng đồng hồ sau khi ăn rồi hãy uống trà

Không ăn khổ qua với sườn heo chiên

Khổ qua và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung khổ qua với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.

Khổ qua rừng và quả măng cụt kỵ nhau

Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.

kiêng kỵ khi sử dụng khổ qua rừng
kiêng kỵ khi sử dụng khổ qua rừng

Lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng ̣mướp đắng

Theo đông y khổ qua rừng có tính hàn nên phụ nữ có thai không nên dùng. Nước ép khổ qua rừng nên sử dụng với liều vừa phải, liều quá cao có thể gây đau bụng hay tiêu chảy. Trẻ em hay những người bị chứng đường máu thấp cũng không nên dùng nước ép khổ qua rừng. Ngoài ra, những người bị tiểu đường đang dùng thuốc Hypoglycemie (như Chlorpropamide, Glibenclamide hay Phenformin) khi dùng phải được sự giám sát của bác sỹ nếu không có thể làm tăng hiệu ứng của thuốc đưa đến hạ đường máu nặng.

 

XEM THÊM: Cách làm trà từ khổ qua rừng

Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *