NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI GIỐNG QUẾ LÁ NHỎ
Quế là loài cây đa mục đích, các bộ phận của cây Quế đều có thể sử dụng để chế biến đa dạng các sản phẩm, có giá trị kinh tế cao. Quế được coi là loài cây xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi và trung du nói riêng và đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế, xã hội cũng như bảo vệ môi trường sinh thái bền vững nói chung.
Để đảm bảo canh tác cây Quế có hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, cần phải có những hiểu biết nhất định về đặc điểm sinh học cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững để nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm, nhưng lại phải giảm thiểu các tác động vào môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Trong đó công tác chọn giống, nhân giống cho đến gây trồng loài cây này còn nhiều hạn chế. Ở nhiều địa phương như Lai Châu, Hòa Bình, Phú Thọ, Lạng Sơn,… đã gây trồng hàng nghìn ha nhưng chất lượng rừng rất thấp, khả năng sinh trưởng kém, tăng trưởng chậm, ra hoa quả ít. Vì vậy “Nghiên cứu chọn cây giống Quế (Cinnamomum cassia Blume) có sản lượng vỏ và hàm lượng tinh dầu cao phục vụ sản xuất giống trên địa bàn huyện Văn Yên là cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu cây quế
Vật liệu, địa điểm nghiên cứu Khảo sát một số diện tích quế có độ tuổi 10- 20 năm, chọn ra được 2 lâm phần tại 2 xã (xã Xuân Tầm 11 ha rừng trồng năm 2002 xã Châu Quế Hạ 11 ha, rừng trồng năm 2002) trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái để điều tra tuyển chọn cây trội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung – Kế thừa các tài liệu, số liệu nghiên cứu đã có về cây Quế. – Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: điều tra, khảo sát hiện trường, lập ÔTC tạm thời với bố trí thí nghiệm định vị, thu thập số liệu trong OTC, phân tích trong phòng; xử lý số liệu bằng toán thống kê trong sinh học với sự ứng dụng của các phần mềm chuyên dụng.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể về cây quế
Thông tin về lý lịch các khu rừng trồng Quế ở địa phương điều tra theo phương pháp phỏng vấn và thu thập dữ liệu thứ cấp. * Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tại hiện trường Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn tạm thời. Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, điều tra khảo sát theo các mô hình rừng trồng Quế theo từng cấp tuổi, lập ô đo đếm đại diện ở 2 mô hình để tuyển chọn cây trội: mỗi mô hình lập 05 ô tiêu chuẩn (OTC) theo vị trí chân (02 ô), sườn (02 ô), đỉnh (01 ô), diện tích mỗi OTC 500 m2 (20 x 25m), để đảm bảo dung lượng mẫu n≥30 cây. Các chỉ tiêu điều tra trên OTC gồm: D1,3 (cm), Hvn (m), Hdc (m), Dt (m), độ dày vỏ. – Đường kính ngang ngực (D1,3), được đo qua chu vi bằng thước dây có chia vạch đến mm tại độ cao 1,3 m. – Chiều cao vút ngọn (Hvn) và Chiều cao dưới cành (Hdc), được đo bằng sào đo cao có độ chính xác đến 10cm. –
Đường kính tán các cây trong ô (Dt) được đo bằng thước dây và sào có độ chính xác tới 10cm. Đường kính tán được đo theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc. Kết quả được lấy trị số trung bình của 2 hướng: Dt = (DtĐT + DtNB)/2 Trong đó: DtĐT + DtNB là đường kính tán theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc. – Chiều cao dưới cành trong ô (Hdc) được đo bằng thước có độ chính xác tới 10cm. – Độ dày vỏ được trích ở vị trí 1,3 m và đo bằng thước có độ chính xác đến mm. Phương pháp chọn cây trội: Theo Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147-2006 và Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp [1]. Quá trình chọn cây trội Quế lá nhỏ trong rừng trồng được tiến hành theo 5 bước: Bước 1: Khảo sát; Bước 2: Lập ô tiêu chuẩn đo đếm các chỉ tiêu lâm học; + Xác định cây trội theo công thứ
> Xem thêm: nhân giống invi tro cây giáng hương
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miến phí
Hotline: 0764 456 123
Địa chỉ: Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc