Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Mỏ quạ gai hỗ trợ trị chấn thương

Mỏ quạ gai hỗ trợ trị chấn thương. Theo Đông y,  mỏ quạ gai có vị đắng nhẹ, tính mát. Có tác dụng lương huyết, thông mạch máu, tan máu tụ, chủ trị chấn thương sưng đau, phong thấp lưng gối đau mỏi, phụ nữ kinh bế, còn hỗ trợ chữa lao phổi, viêm gan… Thường dùng chữa chấn thương do đòn ngã, gân cơ bầm dập ứ máu.

>>>Xem thêm: Cây Mỏ quạ khứ phong hoạt huyết hiệu quả

Cây Mỏ quạ gai – vị thuốc quý của đất Việt

Cây quạ gai còn gọi là mỏ quạ, còn có tên là vàng lồ, hoàng lồ… Ở nước ta, cây mỏ quạ là một loại cây mọc hoang làm hàng rào ở nhiều nơi. Cây mỏ quạ đã được sử dụng làm thuốc dân gian từ lâu đời.

Mỏ quạ gai còn gọi là cây Mỏ quạ

Cây mỏ quạ là loại cây phân bố chủ yếu ở các vùng khí hậu nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi và Châu Úc.

Tại Việt Nam, cây mỏ quạ thường mọc hoang ở sườn núi hoặc ven đường hoặc cũng có thể trồng làm hàng rào. Cây mọc nhiều nhất ở Lào Cai, Quảng Nam, Quảng Trị, Đồng Nai.

Cây mỏ quạ là loại cây bụi, có cành dài mềm, vỏ thân màu xám có nhiều lỗ bì màu trắng. Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ. Lá mọc so le, hình trứng thuôn, gốc nhọn, nhẵn bóng ở mặt trên; cuống lá mảnh, có lông. Cụm hoa hình đầu, đơn tính, mọc ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả nạc hình cầu mềm hơi cụt ở đầu, khi chín màu vàng, hạt nhỏ. Mùa ra hoa tháng 4-5 có quả tháng 10 -12.  Quả dùng ăn được, lá có thể dùng cho tằm ăn.

Mỏ quạ gai hỗ trợ điều trị chấn thương

Tác dụng của Mỏ quạ gai

Trong đông y cây mỏ quạ chữa bệnh gì?

Trong đông y, dược liệu có có vị đắng nhẹ, tính hơi mát và dược liệu có tác dụng làm mát máu, thông mạch, làm tan vết bầm, chữa lao phổi, ho ra máu, viêm gan, bị chấn thương, di tinh, bổ thận, di tinh, sốt mãn tính, giúp bồi bổ sức khỏe, bế kinh, đau lưng, tiêu chảy, tiêu viêm,…

Trong y học hiện đại cây mỏ quạ chữa bệnh gì?

Với chiết xuất từ tâm gỗ của cây mỏ quạ là một loại thuốc tự nhiên đầy triển vọng để điều trị chứng viêm và tăng axit uric máu gây ra bệnh gút.

Đồng thời, chiết xuất từ rễ cây mỏ quạ cũng có thể ức chế virus herpes simplex 1 và 2.

Tuy nhiên, cây mỏ quạ cũng chưa được nghiên cứu nhiều

Bài thuốc mỏ quạ gai hỗ trợ trị chấn thương

Cây Mỏ qua hỗ trợ trị chấn thương

Lấy lá mỏ quạ tươi, cắt bỏ cuống, đem giã nát rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Bên cạnh đó, lấy lá trầu không sắc cùng với 8g phèn chua dùng ngâm rửa vết thương, ngày thực hiện 3- 5 lần là khỏi.

Hoặc nếu vết thương chậm lành thì ta lấy lá mỏ quạ tươi và lá bòng bong tươi với liều lượng bằng nhau đem giã nát rồi đắp trực tiếp lên da. Đồng thời, đem sắc rồi ngâm rửa vết thương. Sau 3 – 4 ngày thực hiện, ta nên thêm lá phèn the vào giã nát cùng lá mỏ quạ và lá bòng bong, đắp trong 3 ngày rồi thay thuốc mới.

Lưu ý khi sử dụng Mỏ quạ gai

Phụ nữ có thai không được dùng mỏ quạ gai. Ngoài ra, tránh nhầm lẫn cây mỏ quạ quả mà bà con một số vùng gọi là dây mỏ quạ to, mộc tiền to, cây này hay gặp ở rừng thưa. Loại mỏ quạ này, là loài dây leo phụ sinh, thường ký sinh trên cây cổ thụ, có mủ trắng, thân không lông, mịn, đỏ và trăng trắng lúc khô. Cây này cũng được sử dụng làm thuốc, dân gian dùng làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể dùng thay thế cho rễ hoặc đem ngâm rượu để trị đau nhức xương khớp.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Exit mobile version