Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dổi. Trung tâm cây giống Tam Đảo xin chào quý vị và các bạn chúc mọi người có một ngày làm việc hiệu quả. Khi nhắc đến một loại cây lâm nghiệm có giá trị cao không thể ko nhắc đến cây dổi. Loại cây này mang lại giá trị kinh tế vô cùng cao nên trong những năm gần đây đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của bà con nông dân. Bài viết dưới đây hãy cùng Trung tâm cây giống Tam Đảo tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dổi làm sao cho hiệu quả nhất nhé!
Giới thiệu về cây dổi
Cây dổi có tên khoa học là Michelia tonkinensis, thuộc chi Ngọc Lan, là loại cây gỗ lớn, thân cao đến 30m, đường kính thân có thể đạt tới 1m. Phân bổ trong tự nhiên ở vùng núi các tỉnh phía bắc, tập trung nhiều ở tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai châu, Tây nguyên.
Cây gỗ rất lớn, cao đạt 25-30m, thường xanh và đường kính ngang ngực đạt 80-100cm. Có thân thẳng, tròn và phân cành cao. Cành cây non có lông và có lỗ bì trắng và có sẹo vòng.
Vỏ cây dổi xanh có màu xám, nhẵn và bong nhẹ.
Thịt vỏ màu vàng nâu và mềm, dây thường có mùi thơm nhẹ và lá đơn hình bầu dục khá dài, mọc cách cũng như nhẵn, đầu có mũi ngắn, có màu xanh nhạt và bóng, dài tầm 8-15cm, đạt chiều rộng từ 3-5m. Gên bên tầm 10-16 đôi, lá dổi kèm có lông ngoài mặt.
Hoa đơn độc thường mọc ở đầu cành, cuống có lông và cánh hoa thường có màu trắng.
Quả kép dài tầm 6-10cm, gồm rất nhiều hạt hình trứng thuôn hoặc cầu dẹt và hạt màu đỏ.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dổi giống chi tiết nhất
Thời vụ trồng cây dổi giống
Ở các tỉnh miền Bắc, thời điểm lý tưởng nhất để trồng dổi là vào vụ xuân hay đầu vụ hè, từ tháng 3 đến tháng 6. Ở vùng Bắc Trung Bộ nên trồng dổi vào tháng 10 – tháng 11. Vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nên trồng vào tháng 6 đến tháng 8.
Kỹ thuật trồng cây dổi theo băng
Kỹ thuật này phù hợp với những khu rừng nghèo dinh dưỡng; khu rừng non mới phục hồi hoặc rừng thiếu tái sinh. Băng làm theo đường đồng mức với địa hình có độ dốc lớn hơn 15 độ hoặc theo hướng Đông – Tây. Hố trồng cây có kích thước 40x40x40 cm cần được đào trước khi trồng 1 tháng và lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày. Trên mỗi băng trồng 1 hàng cây, cách nhau 4m.
Kỹ thuật trồng cây dổi theo đám
Kỹ thuật trồng theo đám phù hợp để áp dụng trên quần thể rừng có diện tích đám trống tối thiểu là 200m2. Trong các đám trống, lớp thực bì cần được phát sát đến gốc; sau đó dọn ra ngoài hoặc băm nhỏ. Rừng xung quanh đám trống phải được chặt bỏ cây dây leo; cây tán lớn ảnh hưởng đến diện tích dổi sẽ được trồng. Hố cần đào trước 1 tháng với kích thước 40x40x40cm; lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày. Cây trồng cách đều cự li 4m.
Trồng rừng dổi quy mô kinh doanh gỗ lớn
Kỹ thuật này được áp dụng đối với đất rừng sau khai thác hoặc với trảng cây bụi phục hồi sau nương rẫy. Chúng ta có thể trồng hỗn loài dổi với keo lá tràm; keo lai. Cách trồng là cứ 1 hàng dổi lại đến 1 hàng keo. Khu vực đất có độ cao hơn 15 độ nên làm luống theo đường đồng mức. Nơi đất bằng có thể làm rạch trồng theo hướng Đông Tây.
Việc quan trọng cần làm cũng là phát sạch và băm vụn thực bì. Hố trồng cây ở địa hình bằng phẳng kích thước 60x60x60 cm; ở địa hình dốc là 40x40x40 cm. Nguyên tắc vẫn là đào hố trước 1 tháng và lấp hố trước 15 ngày trồng cây dổi.
Quy trình trồng cây dổi giống
– Bước 1: Rạch bỏ vỏ bầu và cần lưu ý không làm vỡ bầu
– Bước 2: Đặt cây thẳng giữa hố => lấp đất bằng mặt hố => nén chặt quanh bầu => vun đất mặt xung quanh.
– Bước 3: Kiểm tra và trồng dặm các cây chết sau 1 tháng
– Bước 4: Sau 3 tháng kiểm tra tỷ lệ sống
Lưu ý: Có thể trồng cây dổi với khoảng cách 6 – 7 mét 1 cây. Tức là 1 ha có thể trồng được từ 200 tới 300 cây. Cây thực sinh có khoảng cách trồng thích hợp là 6x8m, 8x8m. Cây dổi ghép khoảng cách trồng thích hợp 5x6m hoặc 6x6m. Dưới tán dổi có thể trồng xen canh cà phê; chè và các cây công nghiệp phù hợp.
Kỹ thuật chăm sóc cây dổi giống định kỳ
– Năm thứ nhất: Phát quang thực bì, cỏ dại và dây leo xâm lấn sau khi trồng khoảng 3 tháng. Kết hợp với việc làm cỏ cũng cần xới đất xung quanh gốc cây khoảng 1m.
– Năm thứ hai: Mỗi năm cần chăm sóc 3 lần. Vụ xuân phát cây leo bụi; đầu mùa mưa vun gốc phạm vi 1m và bón phân NPK(5:10:3) lượng bón 200g/ cây; cuối mùa mưa phát quang thực bì dây leo, cây bụi.
– Năm thứ ba: Cây dổi cần chăm sóc 2 lần. Lần đầu vào vụ đầu xuân cần phát quang thực bì; dây leo và cây bụi xâm lấn. Lần thứ 2 làm những việc trên kết hợp xới gốc và bón NPK.
– Cây trồng được 2 – 3 năm, nếu các cây trồng xen phát triển làm ảnh hưởng đến cây dổi, người trồng cần điều chỉnh lại mật độ các cây xen canh này.
– Từ năm thứ 4, chúng ta chỉ cần chăm sóc mỗi năm 1 lần bao gồm các việc: phát dây leo và cây bụi; bỏ cây sâu bệnh; chặt bỏ những cây tán lớn không mục đích.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây dổi
Cây dổi thường chịu ảnh hưởng của 2 loại sâu bệnh chính là sâu ăn lá và sâu đục nõn. Chúng sẽ làm gãy ngọn; gãy cành; kìm hãm tốc độ sinh trưởng và làm chết cây. Người trồng nên thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng hoặc dùng các loại thuốc chống mối và chống dế. Gợi ý:
– Cách 1: Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC (pha 4 lít thuốc với 70 lít nước) để phun vào hố trước khi trồng 10 – 15 ngày.
– Cách 2: Làm bả với thành phần gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa, bò khô + 11/000 BAĐAN-95 sp. Sau đó vê viên to bằng hạt lạc và rắc lên mỗi gốc 2 viên sau khi trồng.
Mua cây giống dổi ở đâu?
Trung tâm cây giống Tam Đảo là đơn vị cung cấp cây giống dổi hàng đầu tại Tam Đảo. Hiên trung đang cho nhân giống rất nhiều cây giống dổi với số lượng lên tới hàng vạn cây để phục vụ nhu cầu trồng cây của bà con trên mọi miền tổ quốc.
Nếu bà con có nhu cầu trồng cây giống dổi thì có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo để được tư vấn và báo giá một cách tốt nhất
Hotline / Zalo: 0798 414 414 hoặc 0764 456 123.
> Xem thêm: Cây dổi ghép trồng mấy năm ra quả