Hướng dẫn sử dụng cây mật nhân. Cây mật nhân hay còn họi là cây bá bênh, bách bệnh. Rễ mật nhân được dùng như một vị thuốc giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới. Vậy sử dụng rẽ cây mật nhân như thế nào? Rễ cây mật nhân nên dùng thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Dược Liệu Hòa bình sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về cây mật nhân và cách sử dụng cây mật nhân.
>>Xem thêm: Cây mật nhân giúp tăng cường sinh lý không?
Giới thiệu chung về cây mật nhân
Cây mật nhân hay còn có tên gọi khác là cây bá bệnh, cây bách bệnh, nhân sâm Malaysia tongkat ali. Có tên khoa học Eurycoma longifolia. Giống cây này mọc phổ biến ở khắp nước Việt Nam ta tuy nhiên nhiều hơn cả vẫn là khu vực miền Trung.

Cây mật nhân cao khoảng 15m, thường mọc ở dưới tán lá của các cây lớn. Cây có lông ở nhiều bộ phận, lá dạng kép, không cuống, mặt lá phía trên màu xanh còn dưới là màu trắng.
Ở cây mật nhân, một bộ phận quan trọng không thể bỏ qua đó chính là rễ cây. So với quả, vỏ cây thì rễ cây có chứa dược tính cao hơn cả, vì vậy tác dụng mang lại cũng đặc biệt hơn.
Tác dụng của cây mật nhân
Cây Mật nhân đã được y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận một số tác dụng sau:
- Tăng cường sinh lý phái mạnh
- Cây Mật nhân có tác dụng với bệnh lý gan mật
- Cây mật nhân có tác dụng tốt với phụ nữ khí hư huyết kém, người bị ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, dùng làm thuốc bổ, chữa lỵ, tiêu chảy.
Hướng dẫn sử dụng cây mật nhân
Từ nhiều năm qua cây mật nhân đã luôn là vị thuốc quý và là bí kíp tăng cường sức khỏe, sinh lý, phòng ngừa bệnh tật của nhiều gia đình. Với cách dùng phổ biến nhất đó là ngâm rượu mật nhân.

Tuy vậy không phải ai cũng uống được rượu, ngoài cách dùng ngâm rượu ta cũng có thể dùng mật nhân dưới dạng sắc uống. Trên thế giới sắc uống là cách phổ biến nhất được sử dụng. Dược Liệu Hòa Bình xin giới thiệu tới quý độc giả các cách sử dụng cây mật nhân hiệu quả, đơn giản nhất.
Cách dùng rễ mật nhân sắc uống
Cách dùng mật nhân dưới đây dựa theo kinh nghiệm dân gian mà chúng tôi sưu tầm được, cách dùng như sau.
Chuẩn bị:
Rễ mật nhân phơi khô, thái mỏng 10g
Cỏ ngọt (hay cỏ mật) 5g
Nước sạch 1 lít
Ấm đun bằng nhôm 01 cái
Cách dùng:
Mật nhân và cỏ ngọt đem rửa thật sạch, bỏ rễ mật nhân vào ấm đun trước và đổ ngập nước
Đặt lên bếp đun sôi, duy trì sôi nhỏ lửa khoảng 5 phút thì bỏ cỏ ngọt vào
Tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi nước trong ấm cạn còn khoảng 300ml nước là được
Chắt nước ra uống trong ngày, mỗi lần nên uống ít một cho dễ uống.
Do mật nhân có vị đắng gắt, rất khó uống nên ta cần thêm vị thuốc có vị ngọt như (Cỏ ngọt, cam thảo, chuối hột hay mật ong) để giảm vị đắng gắt của mật nhân.

Cách ngâm rượu cây mật nhân
Rượu mật nhân có khá nhiều tác dụng tốt nên được ưa chuộng để ngâm rượu nhằm trị bệnh chẳng hạn như cơ xương khớp. Dưới đây là công thức ngâm rượu mật nhân:
- Rễ cây mật nhân 1Kg
- Chuối hột rừng 1Kg
- Táo mèo 2 Kg
- Rượu trắng 10 lít.
Đổ tât cả nguyên liệu vào hủ, ngâm trong 20 ngày, mỗi ngày uống 2 chén nhỏ.
Cách dùng cây mật nhân tán bột
Rễ Mật nhân đem tán bột mịn pha với chút mật ong hoặc nước sạch rồi viên thành viên hoàn với lượng 6g/ngày và tăng dần lên mức 10g/ngày.
*Lưu ý: Hiệu quả của thảo dược còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*
Trên đây là một số thông tin Dược Liệu Hòa Bình chia sẻ cùng quý độc giả. Nếu có thắc mắc.Vui lòng liên hệ :
DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586 – 0971.477.860 – 0964.113.196
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET