Cách nấu các món ăn từ củ Hoài Sơn(củ Mài) bổ dưỡng. Hoài Sơn hay còn gọi là củ Mài, là loại củ mọc rất nhiều ở vùng núi và trung du nam bắc nước ta. Vừa làm thuốc, vừa làm lương thực thực phẩm. Củ Hoài Sơn(củ Mài) trở thành vị thuốc bổ dưỡng suốt 2000 năm qua.
>>>>Xem thêm: Hoài sơn (Củ Mài): Củ, rễ hay thân mới là thuốc?
Tác dụng của của Hoài Sơn(Củ Mài)
Đây là vị thuốc cổ truyền dùng hơn 2000 năm qua, có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, trị mỏi lưng, chóng mặt, suy nhược.
Theo Đông y, dược liệu có vị ngọt, tính bình. Quy vào 4 kinh (tỳ, vị, phế, thận), có công dụng chỉ khát, sinh tân, bổ thận, ích phế. Do đó, các thầy thuốc Đông y thường sử dụng hoài sơn trong các bài thuốc làm mát cơ thể, bồi bổ sức khỏe sau khi mắc COVID-19. Giúp người bệnh mau chóng hồi phục thể trạng.
Được sử dụng nhiều trong các bài thuốc bổ tỳ vị, cân bằng âm dương trong cơ thể, hỗ trợ điều hòa đường huyết.
Y học hiện đại cũng chỉ ra các tác dụng của hoài sơn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đẹp da, hạ huyết áp và nhiều lợi ích khác.
Hướng dẫn nấu các món ăn từ củ Hoài Sơn ( củ Mài ) bổ dưỡng
Dưới đây là cách nấu một số món ăn bổ dưỡng của dược liệu hoài sơn(Củ Mài) :
Chè củ Hoài Sơn(Củ Mài)
Chè củ Hoài Sơn(Củ Mài) là món ăn thông dụng cho người dân mùa hè, đặc biệt là các em học sinh ôn thi, đó là chè củ mài (hoài sơn).
Nguyên liệu: Bột củ mài 100g, đường kính 150g (có thể dùng đường thốt nốt 200g), nước lọc 1,2 lít.
Cách làm: Cho đường vào nước đun sôi, hòa bột củ mài vào rồi đổ vào nồi nước sôi đó khuấy đều, chè quánh lại có màu trong là được. Có thể cho thêm xíu nước cốt gừng cho thơm, rồi múc ra bát ăn.
Ngoài ra, để các sĩ tử có sức khỏe ôn luyện và thi tốt các bậc cha mẹ nên chú ý quan tâm chăm sóc trẻ, nhắc nhở trẻ sinh hoạt điều độ, khoa học, tránh thức khuya, luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, tránh áp lực.
Cháo củ mài – nhân sâm – táo – thịt
Mặc dù có thành phần nhân sâm nhưng món cháo này lại không quá tốn kém vì mỗi lần nấu, bạn chỉ dùng 10 g nhân sâm.
Theo kinh nghiệm dân gian, món cháo này giúp dưỡng nhan sắc cho những người có sắc mặt vàng khô và giúp bồi bổ cho cơ thể khỏe mạnh.
Thành phần món cháo bao gồm: 50 g củ mài, 50 g thịt heo nạc, 10 trái táo đỏ, 10 g nhân sâm và 100 g gạo tẻ.
Cách nấu như sau: Lấy củ mài, gạo, táo đỏ và thịt heo (cắt miếng mỏng), tất cả đem nấu thành cháo. Với nhân sâm, bạn nấu riêng rồi chắt lấy nước đổ vào nồi cháo (sau khi cháo đã chín).
Cách dùng: cháo này bạn nên ăn vào buổi sáng sớm và ăn mỗi ngày một lần.
Cháo củ Mài(Hoài Sơn) vừng đen
Nguyên liệu: Củ mài (Hoài Sơn): 15gr; Gạo 100gr; Vừng đen: 20gr; Sữa bò tươi: 200ml; Muối
Cách chế biến cháo củ mài vừng đen
- Gạo đem đãi sạch, ngâm gạo trong nước với thời gian khoảng 1 tiếng.
Sau đó, vớt gạo ra và rang thơm.
- Rửa sạch củ mài (Hoài Sơn), thái hạt lựu.
- Vừng đen đã rạch, để cho ráo nước rồi rang thơm vừng.
- Cho tất cả củ mài, gạo, vừng đen, sữa tươi và ít nước vào nồi trộn đều. Sau đó đem say các nguyên liệu đó thành bột nước, lọc lấy bột ướt.
- Nêm nếm thêm gia vị cho cháo củ mài sau đó bày ra bát.
Canh củ Mài(Hoài Sơn) hạt sen hầm xương
Nguyên liệu: Củ mài tươi: 1 củ; Sườn heo non: 350gr; Hạt sen khô: 25gr; Hạt ý dĩ: 50gr; Củ cây hoa huệ khô: 20gr
Gia vị: Muối, hạt nêm,..
Cách chế biến canh củ mài hầm xương
- Củ mài gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái từng miếng vừa ăn. Rửa thật sạch củ hoa huệ và hạt sen khô, ý dĩ.
- Rửa sạch sườn heo non, sau đó chần qua nước sôi. Cho nguyên liệu củ mài, hạt sen, hạt ý dĩ, củ hoa huệ khô, sườn heo non vào lượng nước vừa đủ và đun sôi.
- Hạ nhỏ lửa, đun tới khi sườn heo chín và hạt sen mềm.
- Nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị sau đó bạn tắt bếp.
Cách nấu Củ mài(Hoài Sơn) kho nghệ
Nguyên liệu: Củ mài (Hoài Sơn): 300 Gr; Bột nghệ vàng; Hạt nêm chay; Tỏi băm; Mạch nha; Gia vị: dầu ăn, muối,…
Cách làm món củ mài kho nghệ
- Rửa sạch củ mài để loại bỏ đất ngoài lớp vỏ, sau đó nạo vỏ, cắt khúc vừa ăn.
- Cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào chảo, đun nóng lên. Tiếp đó, cho tỏi băm, bột nghệ vào cùng, đảo đều đến khi thơm.
- Sau đó, bạn cho củ mài vào cùng tỏi và bột nghệ, đảo đều. Nêm thêm 1/3 muỗng cà phê muối cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm chay cho vừa ăn.
- Đổ thêm 2 chén nước vào nồi củ mài. Cho 1 muỗng cà phê mạch nha vào, đảo đều tay, để lửa liu riu khoảng 18-20 phút.
- Sau 20 phút đun thì củ mài đã mềm. KHÔNG nấu lâu quá để tránh làm bở củ mài. Như vậy sẽ làm giảm độ dẻo của củ mài, ăn không ngon.
Trên đây là một số món ăn từ củ Hoài Sơn(Củ Mài) rất dễ chế biến mà bổ dưỡng. Trong cái nắng oi ả ngày hè, món ăn từ củ Hoài Sơn(Củ Mài) giúp thanh mát cơ thể là một sự lựa chọn không tồi phải không các bạn?
Địa chỉ bán Củ Mài (Hoài Sơn) khô uy tín chất lượng – Công dụng của Củ Mài(Hoài Sơn)
Công ty chúng tôi cung cấp rất nhiều sản phẩm, đã được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong suốt thời gian qua, luôn tự hào với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình, giá cả phải chăng, giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Bạn hoàn toàn yên tâm khi mua thảo dược tại Dược Liệu Hòa Bình.
Hiểu được điều ấy, Dược Liệu Hòa Bình đã được thành lập. Mang đến cho bạn sự lựa chọn tốt nhất về các loại thảo dược nguyên chất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ những bác sĩ YHCT giàu kinh nghiệm và bệnh tình của bạn sẽ thuyên giảm qua mỗi ngày! Cung cấp tại tphcm và tp hà nội và mọi miền đất nước
- Cam kết bán giá tốt nhất và sát giá với thị trường
- Được đổi trả hàng khi mua tại công ty chúng tôi
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và tận tâm
- Là một công ty chuyên cung cấp sỉ sản phẩm đầu vào chất lượng
Mọi thắc mắc:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976 836 586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN
*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*