Tác dụng tuyệt vời của cây huyết dụ

Cây huyết dụ là cây gì?Tác dụng của cây huyết dụ là gì? Tại sao cây huyết dụ lại có những tác dụng như vậy? Mời độc giả cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé!

Cây huyết dụ là cây gì?

Huyết dụ còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ (trung dược), chổng đeng (Tày), co trướng lậu (Thái), quyền diên ái (Dao), có tên khoa học là cordyline terminalis kunth.

Tác dụng của cây huyết dụ
Cây huyết dụ

Có hai loại cây huyết dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc, nhưng loại hai mặt đỏ tốt hơn

Đặc điểm của cây huyết dụ

Huyết dụ là cây có thân mảnh, cây trồng lâu năm, cao 1-3m, tán cây phân nhánh. Toàn thân mang nhiều vết sẹo do lá đã rụng. Lá cây mọc thành lùm ở trên đỉnh, dạng hình mác rộng, có màu xanh hoặc màu đỏ huyết dụ, phần đuôi lá bao lấy thân. Lá không có cuống, dài 20-35cm, hẹp 1-4cm.

Tác dụng của cây huyết dụ
Cây huyết dụ được sử dụng trong nhiều bài thuốc bổ máu

Hoa mọc nhiều trên đỉnh, hoa nhỏ, có màu đỏ nhạt hoặc huyết dụ, thường nở vào đông xuân. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa 1 huyết dụ noãn và vòi. Quả mọng hình cầu, màu đỏ. Ở nước ta có 2 loại huyết dụ là huyết dụ lá đỏ cả hai mặt và huyết dụ lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc nhưng loại hai mặt đỏ được sử dụng nhiều hơn.

Cây huyết dụ phân bố rải rác khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và được trồng làm cảnh phổ biến trên khắp nước ta, thường được thu hái vào mùa hè.

Tác dụng của cây huyết dụ

Theo Đông y:

Cây huyết dụ có vị ngọt, huyết dụ bình, tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán máu ứ, định thống. Do đó, nó rất tốt cho máu, bổ huyết, cầm máu. Ngoài ra, nó có tác dụng giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu. Huyết dụ có thể dùng tươi hoặc dùng khô.

Theo y học hiện đại:

Tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, chống ung thư dạ dày.

Có khả năng kháng khuẩn, tác dụng mạnh với khuẩn Enterococcus, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumonia, Salmonella typhi, Streptococcus faecalis,…

Tăng co bóp tử cung, gây độc cho tế bào ung thư và có tác dụng estrogen yếu

Tác dụng của cây huyết dụ
Cây huyết dụ được trồng nhiều khắp Việt Nam

Liều dùng và cách dùng cây huyết dụ

Có thể dùng lá tươi/ lá khô sắc lấy nước uống. Nếu dùng lá tươi, có thể dùng từ 20 – 25g. Trong trường hợp dùng lá khô, chỉ nên dùng từ 10 – 15g/ ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ

– Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh bị sót nhau thai không nên sử dụng

– Ngoài ra, cây huyết dụ không phù hợp với một số thể trạng người bệnh. Có thể gây dị ứng cho bệnh nhân vì vậy cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

>>Xem thêm: Đối tượng nên dùng câu kỳ tử làm thuốc

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *