Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Hoài Sơn(Củ Mài) bổ tỳ hỗ trợ điều trị hư nhược cơ thể

Hoài Sơn(Củ Mài) bổ tỳ hỗ trợ điều trị hư nhược cơ thể. Hoài Sơn(Củ Mài) là loại dược liệu vừa làm thuốc, vừa làm thức ăn trong đời sống của người dân Việt Nam. Đây là vị thuốc cổ truyền dùng hơn 2000 năm qua, có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, trị mỏi lưng, chóng mặt, suy nhược.

>>Xem thêm: Hoài Sơn(Củ Mài) hỗ trợ điều hòa huyết áp giúp giảm nguy cơ tim mạch

Hoài Sơn là gì? Tìm hiểu về vị thuốc Hoài Sơn

Hoài sơn là phần thân rễ (củ) của cây khoai mài, được đào lên làm thuốc hoặc thực phẩm.

Tên khoa học: Dioscorea opposita.

Họ: thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae).

Tên gọi khác: Sơn dược, thự dự, củ mài, khoai mài, chính hoài.

Hoài Sơn là tên gọi khác của Củ Mài

Đặc điểm thực vật

Là cây dây leo, thân cứng, nhẵn và hơi góc cạnh. Có màu xanh hoặc đỏ nhạt. Dây leo này có thể cao đến vài mét.

Lá hình tim, dài khoảng 10cm. Mọc so le hoặc có khi mọc đối nhau. Cuốn lá dài từ 1,5cm – 3cm.

Hoa cái và hoa đực khác gốc. Mọc thành chùm ở kẽ lá với nhiều họa nhỏ màu vàng.

Quả nang 3 cánh. Khi quả khô cây sẽ rụng hết lá. Mùa hoa quả là từ tháng 5 – 10.

Một dây củ mài thường cho 1 – 2 rễ củ. Phần củ này khá to, dài khoảng 50cm. Củ có dạng hình trụ, thuôn dần về phía đầu và ăn sâu xuống đất.

Phân bố

Cây hoài sơn phân bố chủ yếu ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan,…

Tại nước ta, ngày trước nó thường mọc hoang ở bìa rừng. Hiện nay, được trồng  nhiều ở các tỉnh phía bắc như Thanh Hóa, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Quảng Ninh,…

Bộ phận dùng, thu hái và bảo quản

Thông thường người ta chỉ sử dụng phần thân rễ của hoài sơn làm thuốc. Phần củ này được thu hoạch vào cuối đông – đầu xuân, lúc cây đã tàn.

Thành phần hóa học

Cũng như các loại củ khác, hoài sơn chủ yếu chứa nhiều tinh bột và một lượng chất nhầy như củ khoai từ. Các thành phần hoá học có thể kể đến trong hoài sơn như:

Bên cạnh đó, vị thuốc hoài sơn còn có nhiều loại axit amin, glutamic, amylase, diosgenin và allantoin (đây là chất tăng sinh tế bào, giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh).

Thu hái và bảo quản

Thời gian tốt nhất để thu hoạch dược liệu hoài sơn là từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Vì đây là lúc củ chứa dược tính cao nhất.

Sau khi thu hoạch về, đem củ rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cắt khúc. Ngâm với nước phèn chua (2 đến 4 tiếng) để giảm độ nhớt. Tiếp theo vớt ra và rửa qua nước sạch.

Có thể sử dụng tươi nấu canh, nấu cháo hoặc cho củ sấy lưu huỳnh và phơi khô để dùng lâu dài.

Muốn bảo quản củ hoài sơn được lâu cần sấy ở nhiệt độ 50 – 60°C trong suốt 24 tiếng. Sau đó cho củ vào túi bóng để nơi khô thoáng.

Tác dụng của củ Hoài Sơn(Củ Mài)

Củ hoài sơn có tác dụng gì? Theo Đông y, dược liệu có vị ngọt, tính bình. Quy vào 4 kinh (tỳ, vị, phế, thận), có công dụng chỉ khát, sinh tân, bổ thận, ích phế.

Được sử dụng nhiều trong các bài thuốc bổ tỳ vị, cân bằng âm dương trong cơ thể, hỗ trợ điều hòa đường huyết.

Y học hiện đại cũng chỉ ra các tác dụng của hoài sơn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đẹp da, hạ huyết áp và nhiều lợi ích khác.

Vị Thuốc Hoài Sơn

Hoài Sơn(Củ Mài) bổ tỳ hỗ trợ chữa hư nhược cơ thể

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, có tác dụng rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa,…

Một số bài thuốc bổ tỳ hỗ trợ chữa suy nhược cơ thể

Chữa suy nhược cơ thể sau rối loạn tiêu hóa kéo dài: Củ mài 12g, biển đậu 12g, ý dĩ 12g, vỏ quýt 6g, hạt sen 12g, bố chính sâm 16g, bạch truật 12g, hạt cau 10g, nam mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Dùng 7-10 ngày.

Ăn uống kém, khó tiêu do tỳ vị hư nhược: Củ mài 100g, xuyên tiêu 30g, đường trắng 30g, khiếm thực 100g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 – 60g pha với nước sôi và một ít đường trắng.

Trẻ em suy dinh dưỡng: Củ mài 20g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g, gạo 50g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.

Bồi bổ sức khỏe: Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.

Địa chỉ bán Củ Mài (Hoài Sơn) khô uy tín chất lượng – Công dụng của Củ Mài(Hoài Sơn)

Công ty chúng tôi cung cấp rất nhiều sản phẩm, đã được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong suốt thời gian qua, luôn tự hào với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình, giá cả phải chăng, giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Bạn hoàn toàn yên tâm khi mua thảo dược tại Dược Liệu Hòa Bình.

Hiểu được điều ấy, Dược Liệu Hòa Bình  đã được thành lập. Mang đến cho bạn sự lựa chọn tốt nhất về các loại thảo dược nguyên chất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ những bác sĩ YHCT giàu kinh nghiệm và bệnh tình của bạn sẽ thuyên giảm qua mỗi ngày! Cung cấp tại tphcm và tp hà nội và mọi miền đất nước

  • Cam kết bán giá tốt nhất và sát giá với thị trường
  • Được đổi trả hàng khi mua tại công ty chúng tôi
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và tận tâm
  • Là một công ty chuyên cung cấp sỉ sản phẩm đầu vào chất lượng cao

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Exit mobile version