Hỗ trợ điều trị phong thấp từ cây mỏ quạ. Phong thấp (hay còn gọi là phong tê thấp) gây đau nhức, sưng tấy và cứng khớp khiến việc cử động gặp khó khăn. Đây là căn bệnh mạn tính, nếu không có biện pháp kiểm soát hợp lý, xương khớp sẽ bị hủy hoại theo thời gian, dẫn đến nguy cơ biến dạng khớp và liệt chi.
>>>Xem thêm: Vị thuốc quý mang tên Cây Mỏ Qụa
Phong thấp và sự nguy hiểm của phong thấp
Phong thấp (hay phong tê thấp) chỉ là tên gọi của Đông y, còn trong Y học hiện đại, khái niệm này có thể chỉ nhiều bệnh xương khớp khác nhau như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp… Đây là căn bệnh quen thuộc với người Việt Nam nhất là đối với người già.
Các y bác sĩ của y học hiện đại đã đánh giá các triệu chứng và dấu hiệu bệnh; phong thấp được nhận định là giống với viêm khớp dạng thấp nhất. Vậy nên hiện nay, nhắc đến phong thấp chính là đang đề cập về bệnh viêm khớp dạng thấp.
Dấu hiệu của bệnh phong thấp
Phong tê thấp cũng như nhiều bệnh lý khác thể hiện rất rõ ràng. Một số dấu hiệu bệnh phong tê thấp điển hình như sau:
- Triệu chứng cơ bản nhất có thể nhận ra bệnh phong thấp là triệu chứng sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ ở các khớp xương. Cơn đau âm ỉ kéo dài kèm theo cảm giác tê bì. Vị trí thường gặp nhất đó là khớp xương ở bàn tay, bàn chân, khớp đầu gối.
- Các khớp co cứng dẫn tới khó cử động.
- Khi bị bệnh phong thấp sẽ xuất hiện tình trạng đau buốt tại các khớp đặc biệt là khi đứng hay ngồi lâu hoặc khi vừa thức dậy.
- Bệnh nhân cảm thấy rõ sự mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Các khớp kêu răng rắc, lục khục khi người bệnh đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài.
- Sau một thời gian sưng tấy và đau buốt, các khớp xương sẽ xuất hiện thêm tình trạng biến dạng có thể dễ dàng nhận ra.
- Các cơ bắp xung quanh vùng khớp xương bị đau sẽ dần suy yếu.
Sự nguy hiểm của phong thấp
Phong tê thấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, hệ thần kinh và khiến các cơ khớp luôn ở tình trạng tấy đỏ, đau nhức… Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi thay đổi thời tiết, duy trì thói quen xấu hoặc khi xảy ra va chạm, tai nạn.
Bệnh phong thấp được coi là một trong những bệnh xương khớp nhóm nguy hiểm bởi bệnh có thể mang theo nhiều biến chứng khôn lường. Ban đầu bệnh có thể chỉ gây nhức mỏi chân tay, thoái hóa khớp gối dẫn tới tình trạng đau nhức, tê buốt thời gian dài có nguy cơ dẫn tới bại liệt, teo cơ, tàn phế suốt đời.
Bệnh có thể phá hỏng cấu trúc khớp, làm biến dạng ngón tay, ngón chân và thậm chí gây liệt chi. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế được tổn thương ổ khớp và duy trì chức năng vận động của khớp nếu phát hiện bệnh sớm và chữa trị đúng phương pháp.
Hỗ trợ điều trị phong thấp từ cây mỏ quạ
Theo Đông y, rễ mỏ quạ có vị đắng tê, tính hơi mát; vào kinh phế; tác dụng khứ phong, hoạt huyết phá ứ, làm mát phổi, giãn gân; chữa ho, ứ tích lâu năm, bế kinh, đòn đánh bị thương, phong thấp. Lá mỏ quạ chữa vết thương phần mềm.
Vì thế mà rễ cây mỏ quạ được coi là vị thuốc hỗ trợ điều trị phong thấp bậc nhất.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị phong thấp từ cây mỏ quạ
Bài 1: rễ mỏ quạ 250g tẩm rượu sao. Sắc uống. Chữa đau lưng do phong thấp, chân tay nhức mỏi.
Bài 2
Chuẩn bị: Thiên niên kiện, quế nhục và cành dâu mỗi vị 20g, mỏ quạ 40g.
Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc với 550ml với lửa nhỏ cho đến khi còn lại 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần. Cứ 10 ngày là kết thúc 1 liệu trình, nên lặp lại từ 3 – 5 liệu trình để nhận thấy tác dụng rõ rệt.
Lưu ý – Kiêng kỵ khi sử dụng cây mỏ quạ
Không dùng cho phụ nữ mang thai.
Cây mỏ quạ là thảo dược quý, đem lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro trong thời gian điều trị, bạn nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.
Mọi thắc mắc:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976 836 586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN