Hay mơ thấy ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm sau khi mắc covid-19 là bệnh gì?

Câu hỏi của người bệnh: Tôi sau khi mắc COVID-19 hay gặp tình trạng mơ thấy ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại. Tôi đang bị bệnh gì?

Với câu hỏi này Dược Liệu Hòa Bình xin chia sẻ nguyên nhân gây tình trạng này:

– Theo Đông Y, giấc mơ hình thành do tà khí xâm nhập cơ thể làm phát sinh những biến hóa ở tạng phủ, âm dương, khí huyết,… Từ đó phản ánh ra ý thức của cơ thể dưới dạng những giấc mơ. Tất cả các giấc mơ đều liên quan đến thần của cơ thể, như vậy “thần không yên là gốc của giấc mơ”.

– Trong trường hợp của bạn, COVID-19 đóng vai trò là tà khí xâm nhập cơ thể, khiến khí huyết hư suy không nuôi dưỡng được tạng Tâm. Tạng Tâm suy yếu sẽ không giữ được thần và gây ra giấc mơ của bạn, và khi tỉnh giấc giữa đêm sẽ khiến bạn khó ngủ lại

Các món ăn giúp bổ khí huyết

Lúc này bạn cần làm là bồi bổ cơ thể, phục hồi lại sức khỏe sau thời gian chống lại COVID-19. Bạn có thể bồi bổ bằng các món ăn giúp bổ khí huyết như:

Trứng chim cút hầm sâm quy đại táo:  trứng chim cút 3 – 5 quả, đảng sâm 15g, đương quy 12g, đại táo 10 quả. Hầm nhừ

Chè trứng gà hạt sen: hạt sen 30g, đường 30g, rượu 30ml, trứng gà 1 quả. Tất cả nấu chín nhừ, ăn trước khi đi ngủ.  Vừa giúp bồi bổ cơ thể, hạt sen còn giúp an thần, cải thiện giấc ngủ.

Gà ác hầm thuốc bắc: gà ác 1 con khoảng 500g, làm thịt, hầm nhừ; sinh địa 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 7,5g, thái nhỏ ngâm với 1/2 cốc rượu, rồi cho vào thịt gà, tiếp tục hầm nhừ, ăn nóng hết trong ngày.

Hay mơ thấy ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm sau khi mắc covid-19 là bệnh gì?
Hay mơ thấy ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm sau khi mắc covid-19 là bệnh gì?

Các loại dược liệu dướng Tâm an thần

Tâm liên (tâm sen)

Tâm sen có lịch sử y học hơn 400 năm. Nó được sử dụng rộng rãi để an thần và thanh nhiệt, làm dịu tâm trí. Nó có tinh chất làm se và cầm máu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Hơn nữa, nó còn dùng được dùng để làm thực phẩm bên cạnh việc làm thuốc.

Tâm sen còn được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu bất sản, mất ngủ, bệnh não và bệnh phụ khoa trong các nghiên cứu lâm sàng.  Các tác dụng dược lý được nghiên cứu gần đây của Tâm sen cho thấy nó có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, tổn thương phổi và thận, các hoạt động chống viêm và chống ung thư. Tâm sen cũng được đánh giá bằng các nghiên cứu in vitro và in vivo. Gần đây, các tác dụng của Tâm sen trên các bệnh tim mạch và thần kinh đã được chú ý nghiên cứu.

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, Tâm sen có vị đắng, tính lạnh. Công dụng: Thanh tâm, an thần trừ phiền. Chủ trị: Chữa mất ngủ, trấn tâm an thần, giải phiền lao, chữa nói nhảm, di mộng tinh, tăng khí lực.

Lạc tiên:

Tính vị: Vị ngọt, đắmg, tính mát

Quy kinh: Kinh Tâm, Can

Công dụng: An thần, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc…

Chủ trị: Lạc tiên Chứng mất ngủ, nằm mơ nhiều, nóng gan, tim hồi hộp, suy nhược thần kinh, đau nhức xương khớp, người mệt mỏi, viêm mủ da…

Toan táo nhân:

Toan táo nhân  ngăn ngừa rối loạn mất ngủ gây ra sự kích thích tế bào thần kinh vùng đồi thị và suy giảm trí nhớ ở chuột.

Toan táo nhân cải thiện sự thiếu hụt nhận thức trong bệnh Alzheimer.

Hoạt chất Jujuboside A một tác nhân bảo vệ thần kinh từ Táo nhân cải thiện các rối loạn hành vi của mô hình chuột mất trí nhớ.

Trên thực nghiệm động vật, Táo nhân phối hợp dùng với Ngũ vị tử có tác dụng chống choáng do phỏng và giảm phù nề vùng phỏng

Trên là những chia sẽ của chúng tôi các bạn thấy hay hãy chia sẽ để mọi người cùng biết thêm.

Chúc bạn thành công !

Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *