Giảo cổ lam là một cây thuốc quý trong Tây y lẫn Y học cổ truyền. Được gọi là một cây thuốc quý và ví như cây thuốc trường sinh bởi tác dụng hỗ trợ điều trị hạ mỡ máu, tiểu đường, huyết áp, phòng ngừa tai biến do tim mạch. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc quý “Cây giảo cổ lam như thế nào?” qua bài viết sau đây.
Đặc điểm của giảo cổ lam
Trước tiên muốn tìm hiểu về “Cây giảo cổ lam như thế nào?”. Chúng ta hãy tìm hiểu về đặc điểm của chúng.
Giảo cổ lam là loại dược liệu quý có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Thuộc họ Bầu Bí và có các tên gọi khác là cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ, cây trường sinh. Ở Nhật Bản thì được gọi là “phúc ấm thảo“, ở Trung Quốc gọi là “cỏ trường thọ”.
Giảo cổ lam là loại cây thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá, thuộc hoa đơn tính khác gốc. Lá của loại thảo mộc này giống lá kép hình chân vịt. Ở mỗi cụm hoa mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả khô hình cầu, khi chín màu đen.
>>> Xem thêm: Giảo cổ lam giúp giải độc gan.
Khu vực phân bố
Giảo cổ lam mọc ở các khu rừng ẩm, thưa ở một nước châu Á như: Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số ở châu Âu. Khoa học Việt Nam đã phát hiện loại thảo mộc này ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Đặc biệt phát hiện loại giảo cổ lam 5 lá được gọi là ngũ diệp sâm ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình. Loại ngũ diệp sâm này cũng được Nhật Bản và Trung Quốc sử dụng phổ biến nhất trong các loại giảo cổ lam.
Giảo cổ lam có mấy loại
Có 3 loại giảo cổ lam chính thống hiện nay, loại nào được sử dụng để làm thuốc và có hiệu quả trị bệnh cao nhất đó chính là ngũ diệp sâm (giảo cổ lam 5 lá).
+ Giảo cổ lam 3 lá: Loại 3 lá rất ít khi được sử dụng. Có 3 lá, dây khá lớn, vị ngọt, không đắng. Khi phơi khô lá không có mùi thơm, khi pha thì vị nhạt. Hiệu quả điều trị không cao, ít dùng trong y học và hiện còn đang nghiên cứu thêm.
+ Giảo cổ lam 5 lá: Giảo cổ lam 5 lá hay còn được gọi là ngũ diệp sâm hay sâm 5 lá. Dây nhỏ, khi tươi nhấm có vị đắng. Thường mọc ở các vách núi có độ cao 1000m so với mực nước biển. Khi được phơi khô cây dậy mùi thơm đặc trưng. Và khi pha có vị đắng nhưng dễ uống và hậu ngọt, thơm.
Và đây cũng là loại giảo cổ lam tốt nhất.
+ Giảo cổ lam 7 lá: Cây có 7 lá, dây lớn, khi tươi có vị đắng. Mọc ở ven đường, bờ rào, bụi rậm như cỏ dại được người dân đa số chặt bỏ đi để tránh mọc lấn át các cây khác. Khi phơi khô không có mùi thơm đặc trưng. Có vị rất đắng và khó uống.
Tác dụng của giảo cổ lam
- Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ổn định huyết áp, phòng chống ung thư. Giảo cổ lam giúp an thần, trị chứng mất ngủ, tăng cường miễn dịch.
- Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối. Tốt cho người mắc bệnh tim mạch.
- Giúp hoạt huyết tăng cường lưu thông máu
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ngăn ngừa hạn chế biến chứng của bệnh.
- Phòng chống ung thư, kìm hãm sự phát triển của các khối u, giúp bệnh nhân ung thư sau truyền hóa chất, xạ trị hoặc phẫu thuật.
- Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân độc hại như: quá nóng, quá lạnh, nhiễm xạ,…
- Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, làm tỉnh táo, minh mẫn, sảng khoái
- Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan
- Giúp giảm béo
Lưu ý khi sử dụng Giảo cổ lam
Những trường hợp sau đây không được sử dụng:
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
+ Trẻ em dưới 6 tuổi
+ Các trường hợp bị chứng hư hàn: mệt mỏi, thở ngắn, đuối sức, chân tay lạnh, chịu rét kém, đổ mồ hôi.
>>> Xem thêm: Tác dụng phụ của giảo cổ lam.
*Lưu ý: Sản phẩm có tác dụng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Hotline/Zalo: 0976.836.586
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình