Cam thảo có mấy loại? Đặc điểm từng loại cây cam thảo

Cam thảo là một vị thuốc quen thuộc và đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng còn nhiều người chưa biết đến vị thuốc này và cách phân biệt chúng ra sao. Chính vì thế ta cần phải biết rõ để tránh mang lại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vị thuốc cây cam thảo

Cam thảo có tính bình, vị ngọt, không có độc

Quy kinh

Cam thảo được quy vào 3 kinh chủ yếu là tâm, phế và tỳ vị

Phân loại cam thảo

Nhờ có những đặc điểm và nơi phân bố khác nhau mà cây cam thảo được chia làm 3 loại chính: cam thảo bắc, cam thảo đất, cam thảo dây.

Cam thảo bắc

cây cam thảo bắc
cây cam thảo bắc

Loại cây này sống lâu năm có thân thảo và chiều cao từ 1-1,5m. Lá cây thuộc dạng lá kép, hình trứng. Hoa cam thảo bắc có hình cánh bướm, màu tím nhạt và thường nở vào mùa hạ đến đầu mùa thu. Quả có hình cong, màu nâu và bao phủ một lớp  lông.

Loại cây cam thảo bắc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập vào Việt Nam và được mọc hoang ở Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu… Thu hái dược liệu cuối mùa thu hoặc mùa xuân khi cây có độ tuổi từ 3 -4 năm.

Sử dụng cây cam thảo bắc để hỗ trợ điều trị huyết áp cao, chống loét dạ dày, giảm sưng đau, tăng cường hệ miễn dịch…

Cam thảo dây

hình ảnh cây cam thảo dây
hình ảnh cây cam thảo dây

Hay còn được gọi với tên gọi dây chi chi. Loại cam thảo dây này thuộc dạng thân leo, có nhiều xơ và có cành gầy, nhỏ. Lá hình lông chim, quả có hình chữ nhật, dài từ 0,5-2cm, rộng từ 0,4-1cm.

Hoa cây cam thảo dây có màu hồng ngọc,  thường mọc thành từng chùm nhỏ, ở đầu cành hoặc trong những kẽ lá.

Cây cam thảo đất

đặc điểm cây cam thảo đất
đặc điểm cây cam thảo đất

Loại thảo dược này phân bố chủ yếu ở vùng trung du, miền núi phía bắc hoặc vùng đồng bằng miền nam. Chiều cao của cây từ 0,5-1m, lá cây mọc đơn lẻ và đối xứng nhau. Kích thước của lá rộng từ 8-12mm, chiều dài từ 15-30mm. Cuống lá ngắn, thuân hẹp về phía cuống, mép lá có răng cưa.

Hoa cam thảo đất có màu trắng mọc ra từ kẽ lá và thường sẽ nở vào mùa hè. Quả có hình cầu, bên trong quả còn có các hạt nhỏ li ti. Rễ cây khá to và có hình trụ.

Cây cam thảo đất phân bố ở hầu khắp các tỉnh thành ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh thành có diện tích đồi núi lớn phía bắc.

Tham khảo thêm: Tác dụng của cam thảo đất đối với sức khỏe

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *