Các món ăn bồi bổ cơ thể từ củ tam thất

Các món ăn bồi bổ cơ thể từ củ tam thất

Tam thất là loại dược liệu quý trong y học. có công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ cơ thể và điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Có rất nhiều cách sử dụng tam thất hiệu quả : tam thất tươi, tam thất khô hoặc tam thất bột. Bên cạnh đó tam thất cũng đó tam thất cũng được chế biến thành các món ăn bồi bổ cơ thể. Vậy các món ăn bồi bổ cơ thể từ củ tam thất như thế nào? Mời độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đây của https://duoclieuhoabinh.net.vn để có được thông tin hữu ích.

Giới thiệu về tam thất

Củ tam thất là loại thảo dược thuộc họ nhân sâm, còn được gọi  là Kim Bất Hoán. Sở dĩ loài cây này có tên là Tam Thất vì từ lúc trồng đến lúc cây ra hoa mất 3 năm và đến lúc thu hoạch mất 7 năm. Tam Thất là loại cây mọc ở những vùng có khí hậu lạnh và ở vùng núi cao. Do đó nó rất quý và hiếm.

Tam thất phân bố chủ yếu ở các quốc gia có khi hậu lạnh như Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc,Việt Nam…Ở Việt Nam Tam thất thường phân bố ở các tỉnh như Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái…

Một số món ăn bồi bổ cơ thể từ tam thất
Củ tam thất

Cây tam thất là một loại cây thân thảo, sống lâu năm. Lá có từ 3 đến 4 lá, mọc vòng. Lá chét dài hình mác, cuống lá dài từ 3 đến 6cm. Mỗi cuống có từ 3 đến 7 lá, mép lá hình răng cưa. Hoa nở thành từng cụm nhỏ li ti màu lục pha vàng nhạt. Hoa thường ra vào tháng 5 đến tháng 7. Quả tròn, mọng hình cầu dẹt. Khi chín có màu đỏ, hạt bên trong màu trắng.

>>> Xem thêm Một số lưu ý khi sử dụng củ tam thất

Công dụng của tam thất đối với sức khỏe

  • Tác dụng cầm máu, bổ máu
  • Bổ não, bảo vệ tim mạch: Hoạt chất noto ginsenosid có tác dụng dãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  •  Hạn chế, ngăn ngừa bệnh thiếu máu não.
  • Tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị trầm cảm, giảm stress, phục hồi hệ thần kinh trung ương
  • Chống lão hóa: Trong thành phần của củ tam thất có chứa các thành phần giúp hạn chế các gốc tự do.
  • Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư
  • Điều hòa kinh nguyệt: trong thành phần hoạt chất của củ tam thất có chứa chất có thể điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ.
  • Điều tiết đường huyết
  • Bảo vệ tim mạch, chống các tác nhân gây loạn nhịp
  • Kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch

>>> Xem thêm Những đối tượng không nên sử dụng củ tam thất

Các món ăn bồi bổ cơ thể từ củ tam thất

1. Gà hầm tam thất

  • Thành phần: Gà ác hoặc gà tơ: 1 con; Tam thất: 10 – 12g; Ngải cứu: 12g; Đương quy: 10g; Kỉ tử: 10g; Táo đỏ: 10g
  • Cách làm: Cho gà cùng toàn bộ nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập con gà, nên gia vị, mắm muối vừa đủ sau đó hầm trên lửa nhỏ từ 2 đến 3 giờ cho gà chín mềm là có thể đem ăn. Nên ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn, giữ được chuẩn mùi vị của món ăn.
  • Một số món ăn bồi bổ cơ thể từ tam thất
    Gà hầm tam thất

2. Tim hầm tam thất

  • Thành phần: 1 quả tim( thái lát mỏng hoặc để nguyên cả quả); Tam thất: 12g ( thái lát mỏng hoặc dạng bột); Hạt sen: 15g; Đương quy, kỉ tử: mỗi loại 12g
  • Cách làm: Cho tim và toàn bộ nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập quả tim, hàm với lửa nhỏ trong từ 60 đến 80 phút. Nên ăn tim hầm tam thất khi còn nóng. Món ăn này rất tốt với những người có thể trạng kém, bị suy nhược cơ thể.

3. Cháo thịt hầm tam thất

  • Thành phần: Thịt băm: 200g; Gạo: 200g; Tam thất: 2 thìa cà phê; Hạt sen: 10g
  • Cách làm: Vo gạo sạch, hạt sen ngâm 8-12h, rửa sạch; phi thơm hành cho thịt băm vào xào chín; Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi; đổ nước ngập toàn bộ nguyên liệu, đun lửa nhỏ từ 60 đến 90 phút cho thịt, hạt sen và cháo nhừ có thể đem ăn khi còn nóng.

* Lưu ý: Hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bênh của củ tam thất phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cây củ tam thất và các loại thảo dược khác, quý độc giả truy cập website: https://duoclieuhoabinh.net.vn

Hoặc liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương- huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *