Cách nhận biết cây (củ) bình vôi

Cách nhận biết cây (củ) bình vôi. Mỗi loại cây, mỗi loại dược liệu đều có hình thức cấu tạo khác nhau. Để nhận biết từng loại cây thì đây không phải là điều dễ dàng gì. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết cây (củ) bình vôi.

Cây (củ) bình vôi

Cây (củ) bình vôi
Cây (củ) bình vôi 

Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.

Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers

Họ: Tiết dê (Menispermaceae)

Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ

Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ

Thành phần hoá học:

  • L-tetrahydropalmatin
  • Roemerin
  • Rotundin
  • Cepharanthin

Phân bố: Cây (củ) bình vôi được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là những vùng có núi đá vôi như Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Bình,…

> Xem thêm: Thiên niên kiện hỗ trợ điều trị thoát vị nghĩa đệm

Cách nhận biết cây (củ) bình vôi ở bên ngoài

Nhận biết cây (củ) bình vôi
Nhận biết cây (củ) bình vôi

Trong thiên nhiên, cây bình vôi có hình dáng độc đáo, có thể dễ dàng nhận biết bởi những đặc điểm sau:

  • Cây dây leo, dài 2-6m và chỉ có một đoạn thân ngắn tiếp xúc với mặt đất.
  • Thân củ của cây phình to, hình dạng như bình đựng vôi. Da thân củ màu nâu đen, xù xì. Hình dáng thay đổi tùy theo từng khu vực đất trồng. Thân củ mọc lên thân màu xanh, nhỏ và mềm.
  • Củ có vỏ ngoài màu nâu đen, bên trong có màu trắng xám, vị đắng.
  • Lá cây bình vôi hình trái tim, mọc so le, có cuống dài khoảng 5-8cm. Phiến lá mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn, đường kính khoảng 8-9cm; mép lượn sóng tai bèo.
  • Hoa có kích thước nhỏ, màu xanh nhạt, tụ tập thành tán kép. Hoa cây bình vôi đơn tính khác gốc; hoa đực có cuống tán dài, hoa cái có cuống tán ngắn.
  • Quả có hình cầu hơi dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt hình móng ngựa có gai.

> Xem thêm: Mua thiên niên kiện ở đâu chất lượng

Cách sử dụng cây (củ) bình vôi

Củ bình vôi ngâm rượu

Đây là loại rượu thuốc được nhiều người pha chế để chữa các chứng bệnh mất ngủ, hen suyễn, huyết áp.

  • Củ bình vôi cạo vỏ rửa sạch, thái mỏng rồi đem ngâm với rượu gạo 10% trong vòng 3 tháng.
  • Mỗi lần uống thì chỉ lấy 5-15ml là đủ, sử dụng hàng ngày.

 Bột từ củ bình vôi

Ngoài việc ngâm rượu, bạn có thể tán nhuyễn củ bình vôi thành bột để sử dụng với nước uống hàng ngày.

  • Củ bình vôi được cạo vỏ rửa sạch, sau đó đem phơi khô rồi thái nhỏ, tán nhuyễn thành bột.
  • Bảo quản bột trong lọ thủy tinh tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Mỗi lần sử dụng lấy từ 3 đến 6g pha với nước uống là được.

Lưu ý khi sử dụng cây (củ) bình vôi

Củ bình vôi có chứa một ancaloit tên là Rotundin có độc tố nhẹ, nhưng nếu lạm dụng củ bình vôi để chữa bệnh có thể khiến cơ thể bị ngộ độc và gặp nhiều tác dụng phụ.

Ngoài ra, một ancaloit khác của củ bình vôi là roemerin có khả năng làm tê liệt niêm mạc và giảm nhịp tim. Vậy nên sử dụng củ bình vôi cần đúng cách và hết sức thận trọng.

Không sử dụng củ bình vôi cho phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Củ bình vôi đến nay không có nhiều tác dụng phụ nguy hại đến cơ thể, vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mỗi ngày

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có hỗ trợ điều trị bệnh tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Tìm mua cây (củ) bình vôi tại hoà bình

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HOÀ BÌNH

Địa chỉ: thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Số điện thoại: 0976 836 586 – 0971 477 860

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *