Những lưu ý khi sử dụng huyết giác

Huyết giác là loại dược liệu được biết đến với tác dụng chữa đau nhức xương khớp, tụ máu sưng bầm, bong gân, bế kinh, kinh nguyệt không đều, chảy máu cam,…và được ông bà ta áp dụng trong các bài thuốc chữa bệnh từ lâu. Huyết giác tuy là loại thảo dược lành tính nhưng khi sử dụng vẫn chú ý đến liều lượng và cách sử dung phù hợp. Những lưu ý khi sử dụng huyết giác.

Huyết giác phân bố ở đâu?

Cây huyết giác phân bố trong phạm vi hẹp, được tìm thấy ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Vân Nam, Quảng Tây và Hải Nam Trung quốc. Năm 2001, D. cambodiana được liệt kê là một loài có nguy cơ tuyệt chủng do sự phân bố và khai thác quá mức bị hạn chế.

Ở Việt Nam cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá vôi từ bắc đến nam. Xuất hiện nhiều ở các tỉnh Quảng ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đối với núi đất không bao giờ thấy xuất hiện huyết giác, cây cũng hiếm khi thấy xuất hiện ở chân hoặc sườn núi.

Tuy nhiên, nhưng năm gần đây thì huyết giác còn được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh trang trí trong nhà hoặc sân vườn.

Cách trồng cây huyết giác

Những lưu ý khi sử dụng huyết giác
Bộ phận sử dụng chính là phần gỗ màu đỏ nâu trong cây huyết giác già

Huyết giác là giống cây chịu được khô hạn và phát triển mạnh chỉ với lượng ánh sáng mặt trời ít. Vì vậy, nó có thể được trồng làm cảnh trong nhà, giúp thanh lọc không khí rất tốt, giúp loại bỏ các độc chất như formaldehyd, benzen, trichloroen và carbon dioxide.

Để trồng cây huyết giác khá đơn giản, có thể chiết cây và trồng bằng hỗn hợp đất gồm đất nhẹ, than bùn hoặc xơ dừa, đá, trộn thêm phân hỗn hợp.

  • Trồng cây ở nơi có ánh sáng mặt trời vừa phải.
  • Mỗi tuần tưới nước 2-3 lần, trồng trong chậu có lỗ thoát nước, cho đất khô giữa các lần tưới nước.
  • Cứ khoảng vài tuần, tưới phân bón lỏng hoặc rắc phân bón lên mặt đất để cây phát triển tốt.

Tác dụng của cây huyết giác

Huyết giác là vỏ thân hóa gỗ màu đỏ của cây Huyết giác ( có tên khoa học là Dracaenae cambodianae ), sống lâu năm năm trên các vùng núi đá trải dọc khắp cả nước. Từ xưa, huyết giác đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng trong điều trị nội ngoại thương do có các tác dụng tốt như làm giảm tụ huyết, làm tan bầm tím, tiêu sưng, giảm đau, mau liền vết thương,….

Theo Y học cổ truyền huyết giác có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí, vị đắng chát, tính bình quy 2 kinh tâm, can. Và được dùng trong các bài thuốc chữa trị chấn thương bị tụ máu, ứ máu, sưng bầm, bế kinh, tê môi, đau nhức xương khớp, u hạch, mụn nhọt.

Những lưu ý khi sử dụng huyết giác

Những lưu ý khi sử dụng huyết giác
Sử dụng huyết giác chữa bệnh
  • Huyết giác không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và đang trong kì kinh nguyệt.
  • Một số người dễ bị nhầm lẫn cây huyết giác và cây dứa dại vì chúng khá giống nhau. Nên trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ để không bị nhầm lẫn và gây ra những tác dụng không mong muốn.
  • Vị thuốc này có tác dụng chống tập kết tiểu cầu nên có khả năng tương tác với thuốc chống đông máu. Nếu bạn đang sử dụng loại thuốc này, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuốc và dược liệu.

<<<xem thêm: Một số bài thuốc trị bệnh từ cây huyết giác

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *