Nhân giống in vitro cây giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)
1.2 Mục đích yêu cầu 1.2.1 Mục đích – Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ và thời gian khử trùng đến tỷ lệ sống của hạt giáng hương in vitro. – Khảo sát ảnh hƣởng của môi trường nuôi cấy đến sự nhân chồi và khả năng tạo rễ của cây giáng hương in vitro. 1.2.2 Yêu cầu – Xác định được nồng độ và thời gian khử trùng thích hợp đối với hạt giáng hương in vitro. – Xác định nồng độ chất điều hoà sinh trưởng thực vật thích hợp đến khả năng tạo chồi của cây giáng hương in vitro bằng phương pháp nuôi cấy chồi nách. – Xác định nồng độ chất điều hoà sinh trưởng thực vật thích hợp cho sự tạo rễ cây giáng hương in vitro trƣớc khi đem ra vườn ươm. 1.3 Giới hạn đề tài Do thời gian có hạn nên chưa thực hiện được thí nghiệm đưa cây con giáng hương in vitro ra vườn ươm.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu giáng hương
Giới thiệu khái quát về cây giáng hương Tên thƣờng gọi: Cây Hương Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz Họ: Fabaceae Họ phụ: Faboideae Bộ:Fabales 2.1.1 Mô tả cây Giáng hương là loại cây gỗ lớn, thuộc loại cây gỗ thân thẳng, tròn to có tán rộng, có chiều cao khoảng từ 25 đến 40 mét, ường kính thân 0,9 mét hay lớn hơn, thay lá vào mùa khô, gốc có bạnh vè, vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc. Khi bị thƣơng sẽ có nhựa đặc màu đỏ tươi chảy ra. Cành non mảnh và có lông, cành già nhẵn. Lá kép lông chim lẻ một lần, dài từ 15-25cm; mang 9-11 lá chét. Lá chét có hình bầu dục thuôn, gốc tròn, đầu có mũi nhọn cứng. Hoa có màu vàng và có mùi thơm, làm thành chùm ở nách lá, có cuống dài và nhiều lông màu nâu. Đài hình chuông cong ở gốc, có 5 răng ngắn, gần bằng nhau hay không bằng nhau. Quả hình tròn dẹp, có mũi cong về hướng cuống, màu vàng nâu, giữa quả có từ 1 đến 2 hạt, xung quanh có cánh mỏng và có lông mịn nhung.
2 Sinh học Là loài có lượng quả được sinh ra hàng năm rất nhiều, nhƣng khả năng tái sinh hạt rất kém có thể do lửa rừng. Tuy nhiên, về khả năng tái sinh chồi thì rất khoẻ mạnh. Cây con được tạo từ hạt mang trồng sẽ phát triển nhanh trong thời gian rừng non, tăng trường chiều cao mạnh nhất lúc 16-20 năm tuổi, đến giai đoạn trung niên sẽ chậm dần.
Phân bố chủ yếu cây giáng hương
Phân bố Giáng hương phân bổ chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, mọc ở độ cao dƣới 700-800m, thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác. Chẵn hạn như giáng hương thường mọc ở ranh giới với rừng rụng lá cây họ dầu (Dierocapaceae), mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác như gỗ đỏ (Afzelia xylocalpa), muồng đen (Cassia siamea), bằng lăng (Lagerstromia sp.), bình linh (Vitex Hình 2.1:Cây giáng hương 14 sp. ưa đất có thành phần đất thịt nhẹ đến trung bình, phong hóa từ các đá trầm tích và macma acid, có khi cả trên đất đỏ bazan.
Đặc điểm gỗ và công dụng: Gỗ đẹp, có mùi thơm, màu nâu hồng, mịn, có vân đẹp do vòng năm khá rõ ràng, tia rất nhỏ, mật độ cao; mạch to , tỷ trọng 0,84 – 0,90. Thuộc nhóm gỗ quý hiếm, có mùi thơm, hoa vân rất đẹp, được nhiều ngƣời ƣa chuộng, dùng để làm đồ gỗ cao cấp và mặt hàng mỹ nghệ, ít bị nứt nẻ và không bị mối mọt. Ngoài ra nhựa còn có thể làm thuốc nhuộm màu đỏ. 2.1.5 Tình trạng: Là loại cây rừng có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta rất ít có diện tích rừng cây giáng hương mọc tập trung ở độ tuổi thành thục, chủ yếu là mọc rải rác, đan xen với những loài khác, hoặc tái sinh tự nhiên sau nương rẫy, do người dân bảo vệ, nuôi dưỡng trong đất vườn rẫy, đang ở tuổi còn non hoặc tuổi trung niên. Cây có đường kính lớn thì rất hiếm. Là loài cây quý hiếm của tỉnh đang bị ngƣời dân khai thác sử dụng không hợp lý, làm giảm dần về số lượng vốn đã khan hiếm lại càng khan hiếm hơn. Mức độ đe dọa: bậc V
> Xem thêm : Năng xuất của cây cát sâm bà con cùng tham khảo
Hotline/zalo : 0764 456 123
TAM QUAN/TAM ĐẢO/VĨNH PHÚC