Bài thuốc bổ máu từ sâm đương quy. Sâm đương quy được coi là thánh dược bổ máu, không chỉ có tác dụng dưỡng huyết mà còn hoạt huyết, chỉ huyết và nhiều công dụng khác nữa. Đây là vị thuốc được dùng rộng rãi, thường xuyên trong nhiều bài thuốc. Vậy bài thuốc bổ máu từ sâm đương quy như thế nào? Sử dụng ra sao? Mời quý độc giả đón đọc bài viết dưới đây!
>>>Xem thêm: Sâm đương quy là thảo dược có tác dụng gì?
Thiếu máu biểu hiện như thế nào?
Thiếu máu là tình trạng bất thường của các hồng cầu, bẩm sinh hoặc mắc phải, hay triệu chứng của một số bệnh không phải bệnh về máu. Khi thiếu máu, khối lượng hồng cầu trong máu giảm, trị số hemoglobin dưới 12 g/dl ở bệnh nhân nữ và dưới 13,5 g/dl ở bệnh nhân nam.
Sâm đương quy có tác dụng bổ máu, lưu thông khí huyết
Thành phần dược chất của sâm đương quy
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, Sâm Đương Quy chứa nhiều Collagen, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, giúp trẻ hóa và làm khỏe mạnh các tế bào da. Thành phần hóa học của cây đương quy bao gồm: Acid hữu cơ, Coumarin, Polyacetylen, Polysachrid, Acid amin, Sterol, Vitamin B1,B12,E, Brefeldin. Một số nguyên tố vi lượng khác: Nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie
Ngoài ra, đương quy còn chứa các tinh dầu:
Ligustilide: tăng cường tuần hoàn máu.
N-butylphthalide: chữa bệnh thiếu máu.
Polysaccharide: hạn chế các khối u, tăng cường khả năng hệ miễn dịch.
Phytoestrogen: chống viêm, ức chế bóp tử cung.
Coumarin: hoạt huyết, giãn nở động mạch vành
Tác dụng bổ máu hoạt huyết của sâm đương quy
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, cây đương quy hơi cay, mùi thơm, có vị ngọt, tính ôn, quy vào 3 kinh: Can, Tỳ, Tâm. Các bộ phận trên cây đương quy đều có tác dụng chữa bệnh. Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: quy đầu có công dụng chỉ huyết, quy thân có công dụng bổ huyết, quy vĩ có công dụng hoạt huyết hóa ứ, còn khi dùng toàn quy lại có công dụng hòa huyết, vừa bổ huyết vừa hoạt huyết.
Đồng thời, đương quy có công dụng điều huyết thông kinh, bổ huyết hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường. Chủ trị chứng tâm can huyết hư, đau kinh, tắt kinh, kinh nguyệt không đều, các bệnh thai tiền sản hậu, tổn thương do té ngã, đau tê chân tay (tý thống ma mộc), chứng huyết hư trường táo kiêm trị khái suyễn, nhọt lở loét (ung thư sang thương).
Theo y học hiện đại
Y học hiên đại đã nghiên cứu, Nhờ hàm lượng sinh tố B12 cao và lượng axit folic, biotin trong rễ nên đương qui giúp tăng cường sự tạo máu ở tuỷ xương. Nó cũng cản trở tiểu cầu không cho tiết ra nhiều 5-hydroxytryptamin.
Polysaccrid trong sâm đương qui cũng tăng cường tạo máu và kích thích các đại thực bào; nguyên bào sợi; hồng cầu; bạch cầu; hạt tế bào lympho. nên tăng cường hệ miễn dịch…
Sodium ferulat trong rễ đương qui còn giúp bảo vệ gan và giảm áp huyết ở động mạch và tĩnh mạch cửa. Đương qui cũng giúp hạ cholesterol và chống xơ vữa động mạch và tăng cường tuổi thọ.
Bài thuốc bổ máu từ sâm đương quy
Bài thuốc Bát trân
Hải Thượng Lãn Ông cho rằng khí là vệ thuộc dương, huyết là dinh thuộc âm đó là lưỡng nghi ở người, nếu dùng Tứ vật thì cố âm cho nên kết hợp cả Tứ quân để bổ cả khí lẫn huyết không lo âm dương thiên thắng cho nên gọi là Bát trân. Khí huyết sung mãn sẽ sống lâu.
Nguyên liệu: đương quy 4g, xuyên khung 4g, thục địa 4g, bạch thược 4g, nhân sâm (đảng sâm) 4g, phục linh 4g, bạch truật 4g, cam thảo 2g.
Cách dùng: sắc với 2 lát gừng, 2 quả táo uống trước bữa ăn.
Đây là bài thuốc bổ khí huyết kinh điển, được hợp lại từ hai bài thuốc là bài Tứ quân (tác dụng bổ khí) và Tứ vật (bổ huyết), 2 bài kết hợp lại đều bổ khí lẫn huyết ở hậu thiên đều hư.
Bài thuốc Tứ vật (bổ huyết) .
Tứ vật là bài thuốc vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết (người xưa còn nói bài thuốc này là bài thuốc chuyên để điều huyết “Điều huyết chi chuyên tễ”). Trong bài thuốc có đương quy là bổ huyết, hòa huyết, địa hoàng là bổ huyết tư âm là quân; bạch thược là dưỡng huyết liễm âm để tăng tính dược của quân, làm cho chức năng tàng huyết của Can tốt, làm Thần. Xuyên khung có tác dụng hành huyết trong khí làm huyết lưu thông chống huyết ứ trệ cho nên là tá và sứ.
Dùng: đương quy 12g, thục địa 12g,bạch thược 12g, xuyên khung 6g. Sắc uống ngày 1thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Như vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, cho nên không những điều trị huyết hư mà dùng cho cả huyết ứ trệ.
Những ai không được dùng sâm đương quy
- Những người cơ thể quá yếu, không nên dùng.
- Bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn xạ trị.
- Người mắc các bệnh về gan và thận.
- Bệnh nhân cao huyết áp.
- Người bị bệnh về hệ tiêu hóa.
- Trường hợp kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là một số bài thuốc bổ máu từ sâm đương quy. Độc giả có thể tham khảo và sử dụng. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả và an toàn. Cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Không tự tăng liều và thay đổi liều lượng của bài thuốc.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức mới về tác dụng, cách sử dụng sâm đương quy.
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976836586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN