Hoa hòe là cây gì? Tác dụng của hoa hòe?

Hoa hòe còn gọi là hòe hoa, hòe mễ, hòe hoa mễ. Tên khoa học Sophora japonica Linn. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae. Người ta dùng hoa hòe là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Cây hoa hòe là cây gì? Công dụng của hoa hòe?

Hoa hòe là cây gì?

  • Cây hoa hòe là loại cây mọc hoang, thân gỗ, cao khoảng 5 – 10m.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7-17 lá chét.
  • Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng. Mùa hoa các tháng 5 – 8.
  • Quả là một giáp dài hoặc hơi cong. Giữa các hạt quả hơi thắt lại.
  • Hoa hòe thường thấy nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Cây được trồng ở nhiều nơi bằng cách dâm cành hoặc trồng bằng hạt.
  • Người ta thường thu hái nụ hoa vào mùa hè hoặc quả già hái trước hoặc sau tiết Đông chí, sau đó đem phơi sấy khô để làm thuốc.
Hoa hòe trong tự nhiên
Hoa hòe trong tự nhiên

Xem thêm >>> Tác dụng của kỷ tử với sức khỏe

Công dụng và liều dùng

Theo Đông y, Hoa hòe có vị đắng, tính bình, quy vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vị đắng, tính hàn quy vào kinh can.

Hoa có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết. Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.

Dân gian thường dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, trị bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết, ruột chảy máu. Ngày uống 5 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

Thành phần hóa học của hoa hòe

Phân tích thành phần của hoa hòe có chứa các chất: Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid.

Trong hoa hòe, quả hoa hòe có từ 6-30% rutin. Là loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Rutin thường dùng cho bệnh nhân bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân.

Hoa hòe có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Hoa hòe có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Tác dụng dược lý của hoa hòe

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, hoa hòe có tác dụng như:

  • Cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.
  • Tác dụng với mao mạch: giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.
  • Tác dụng đối với hệ tim mạch: làm giảm huyết áp, làm tăng lực co bóp của tim, giãn động mạch vành.
  • Hạ mỡ trong máu: Hoa hòe làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Thực nghiệm cho thấy, hoa hòe có tác dụng phòng trị xơ mỡ động mạch.
  • Chống viêm: Có tác dụng chữa viêm khớp
  • Chống co thắt và chống loét: Hoa hòe có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản. Rutin có tác dụng chống loét đại tràng.
  • Chống phóng xạ: Rutin có tác dụng chống phóng xạ, phòng ngừa tổn thương do đông lạnh.
  • Chống tiêu chảy
Cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng hoa hòe làm thuốc
Cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng hoa hòe làm thuốc

Lưu ý khi sử dụng hoa hòe

  • Liều lượng cho vào 1 thang thuốc: 10 – 15g, tán bột mịn uống có thể giảm liều.
  • Dùng ngoài, lượng không hạn chế.
  • Trường hợp trị cao huyết áp nên dùng Hoa hòe sống.
  • Trường hợp cầm máu nên dùng sao thành than.
  • Thận trọng đối với bệnh nhân hư hàn, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Tác dụng của quả hoa hòe cũng như Hoa hòe nhưng tác dụng cầm máu kém hơn và tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn, có tác dụng nhuận tràng.
  • Hoa hòe có tác dụng rất tốt trong điều trị cao huyết áp, giúp hạ áp nhanh chóng nên sẽ rất có hại cho những người cơ địa huyết áp thấp vì dễ gây choáng và chóng mặt.

xem thêm >>> Những bài thuốc hay từ hoa nhài

Với những thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn phần nào hiểu hơn về hoa hòe là cây gì? Tác dụng to lớn của hoa hòe đối với sức khỏe.

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976836586

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *