Nói đến huyền sâm không thể không nhắc đến những công dụng tuyệt vời của huyền sâm như trị sốt, trị viêm họng, viêm loét miệng, giải độc,…Từ lâu, dân gian đã biết sử dụng huyền sâm trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, vị thuốc huyền sâm có đặc điểm và công dụng như thế nào thì nhiều người cũng chưa nắm rõ cùng Dược liệu Hòa Bình tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
<<<xem thêm: Cách sử dụng cây tầm bóp mà bạn nên biết
Giới thiệu về Huyền sâm
Cây huyền sâm hay còn có tên gọi khác là hắc sâm, nguyên sâm, ô nguyên sâm.
Tên khoa học: Scrophularia kakudensis Franch.
Họ: Hoa mõm chó họ.
Đặc điểm của huyền sâm
Cây huyền sâm là loài cây thân thảo, sống lâu năm, thường cao từ 1,5 đến 2m. Thân cây vuông có màu xanh và rãnh dọc trên thân.
Lá cây có màu tím xanh, hình trứng đầu và mọc đối hình chữ thập. Cuống lá ngắn, xung quanh mép lá có răng cưa nhỏ và đều.
Cây huyền sâm thường ra hoa vào mùa hè, khoảng tháng 6 – 8, hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn cây. Hoa có ống tràng hình chén, cánh hoa hình môi chia làm 5 thùy hơi ngã màu tím.
Quả nang hình trứng, khi bẻ đôi có nhiều hạt nhỏ màu đen.
Rễ cây dài khoảng 10 -20 cm, ở giữa phần rễ sẽ phình lớn thành củ với hai đầu hơi thon. Mỗi cây huyền sâm sẽ có từ 4 – 5 củ mọc thành từng chùm có màu trắng hoặc vàng nhạt.
Huyền sâm phân bố ở đâu?
Cây huyền sâm có nguồn gốc ở Trung Quốc, được trồng ở các tỉnh trung du và miền núi bắc bộ. Ở Việt Nam, huyền sâm thích hợp với khí hậu của vùng nhiệt đới núi cao 1000 đến 1700 m, nhiệt độ trung bình 15 – 18 độ, độ ẩm 80% như Sapa, Lào Cai, Hà Giang,…
Bộ phận dùng – Thu hái, chế biến và bảo quản
Rễ cây là bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc.
Cây huyền sâm được thu hoạch bằng cách đào lấy rễ vào tháng 7 – 8 ở khu vực đồng bằng, tháng 10 – 11 ở khu vực miền núi.
Sau khi huyền sâm được thu hoạch, người ta sẽ mang rửa sạch đất cát và sấy khô 50% thì mang ra chất đống, phủ cỏ rạ bên trên và để khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó, ruột huyền sâm sẽ chuyển màu đen do nước từ bên trong tiết ra. Tiếp tục sấy cho đến khi khô 90% thì cho vào trong xảo lắc qua lắc lại để loại bỏ hết đất cát.
Ngoài ra còn một cách chế biến khác thường được áp dụng ở Triết Giang : Huyền sâm sau được thu hoạch sẽ mang đi phơi nắng đến khi khô 5 phần, chất đống khoảng 2 – 3 ngày và lại tiếp tục phơi khoảng 40 ngày thì khô kiệt. Quan trọng là không được làm rỗng ruột để đảm bảo chất lượng.
Huyền sâm sau khi chế biến rất dễ bị mốc vì vậy cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, đậy kín và thường xuyên đem ra phơi nắng.
Thành phần hóa học
Trong huyền sâm có chứa nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm: harpagid, scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid béo, chất đường.
Công dụng của huyền sâm
- Có công dụng kháng khuẩn mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa.
- Hỗ trợ tăng huyết áp, đặc biệt trong huyết áp cao do thận. Hiệu quả này có thể do công dụng co mạch.
- Hỗ trợ an thần, chống co giật, giải nhiệt.
- Có công dụng cường tim nhẹ.
- Công dụng hỗ trợ giãn mạch, hạ áp.
- Giúp nâng cao lưu lượng máu của mạch vành, khiến cho sức chống chịu trạng thái thiếu Oxy của tim được tốt hơn.
- Hỗ trợ hạ nhiệt.
Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.
Mọi thắc mắc:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976 836 586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN
*Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.