Người dân thường sử dụng râu ngô để uống nước thay cho trà hàng ngày rất nhiều. Và đây cũng là một trong những vị thuốc thảo dược tự nhiên đem đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc rằng không biết sử dụng râu ngô tươi hay ngô thì tốt hơn? Để giải đáp vấn đề đó chúng ta cùng đi vào bài viết dưới đây ngay nhé!
Râu ngô có công dụng gì?
- Uống nước râu ngô giúp tăng bài tiết mật và giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
- Uống nước râu ngô còn có tác dụng hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
- Sử dụng nước râu ngô hàng ngày thay cho nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả đối với người bị ứ mật và sỏi túi mật .
- Uống nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.
- Nước râu ngô có hiệu quả tốt trong các trường hợp bị phù có liên quan đến các bệnh về tim mạch.
- Thường xuyên sử dụng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và sỏi niệu quản. Nó sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
- Nước luộc râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là những người dễ chảy máu.
Nên dùng râu ngô tươi hay khô thì tốt
Nhiều người có thói quen lấy râu ngô phơi khô dùng dần thay thế chè cũng rất tốt, song dùng râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt nhất vì chứa nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên thì râu ngô tươi thì chỉ vào mùa vụ mới có, chính vì thế để bảo quản sử dụng hàng ngày thì chúng ta nên phơi để sử dụng dần
Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo…
Một số cách chế biến râu ngô
Canh râu ngô thịt trai
Râu ngô tươi 50g, trai bóc bỏ vỏ lấy 120g thịt; thêm nước vào nấu kỹ thành món canh; cách một ngày dùng 1 lần, ăn thịt trai và uống nước canh.
Dùng canh râu ngô thịt trai cho người cao huyết áp, đái tháo đường, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm gan vàng da và viêm thận cấp tính phù nề và viêm túi mật.
Trà râu ngô hoa cúc
Râu ngô 18g, thảo quyết minh tử (hạt muồng ngủ) 10g, cam cúc hoa 6g; Hãm nước sôi uống thay trà.
Dùng trà râu ngô hoa cúc cho người cao huyết áp kèm theo hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu; bệnh tim mạch.
Rượu cái râu ngô
XEM THÊM: Những ai không nên uống nước râu ngô?
“Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn
hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn”
Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586