Củ ráy hay còn được gọi là bạc hà núi, loại cây này mọc hoang dại rất nhiều ngoài tự nhiên và được người dân ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Không chỉ vậy, trong đông y, củ ráy là một trong những vị thuốc giúp đem lại rất nhiều công dụng tốt, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Có rất nhiều cách sử dụng củ ráy. Tuy nhien thì việc uống nước củ ráy tươi có bị ngứa hay không là vấn đề mà rất nhiều người đang thắc mắc. Chúng ta cùng đi tìm câu giải đáp ngay nhé!
Tác dụng củ ráy (bạc hà núi) trong y học hiện đại
Củ ráy chứa rất nhiều các thành phần có lợi cho sức khỏe nên nó cũng được ứng dụng rất nhiều trong y học hiện đại. Dưới đây là một số những tác dụng được biết đến nhiều nhất:
- Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm
- Tác dụng kháng côn trùng
- Được sử dụng để làm lành các vết thương phần mềm và có hiệu quả trong việc trị bỏng.
- Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ghẻ, sưng tay, sưng chân, giúp làm giảm ngứa,…
- Củ ráy chứa canxi oxalat có thể gây kích ứng da, viêm khoang miệng, niêm mạc,…
- Củ ráy có chứa sapotoxin nên dễ gây ngứa, tê môi, lưỡi và cứng hàm nếu bạn sử dụng trực tiếp.
Tác dụng củ ráy (bạc hà núi) trong y học cổ truyền
Ngoài các tác dụng trong y học hiện đại, củ ráy còn được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Củ bạc hà núi được biết đến đến là loại củ có vị nhạt, cay. Theo đông y, củ bạc hà núi có tính hàn và chứa nhiều độc tố. Nếu bạn ăn mà chưa được chế biến thì có thể sẽ bị ngứa trong miệng và cổ họng rất khó chịu.
Trong y học cổ truyền củ ráy có rất nhiều tác dụng như: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, bình suyễn, giảm đau. Ngoài ra, thân rễ bạc hà núi còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như nổi mề đay, ghẻ, những vết thương ngoài da hoặc rắn cắn.
Tại Trung Quốc củ ráy còn được người dân sắc nước để hỗ trợ điều trị tình trạng lở gây rụng lông, thũng độc và sốt rét…
Sử dụng củ ráy cần phải sơ chế kỹ càng
Củ ráy mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể sử dụng một cách bừa bãi được. Sau khi đào củ, đem về, gọt bỏ vỏ, thái lát mỏng, ngâm trong nước sạch 5-7 ngày, thay nước thường xuyên rồi phơi khô. khi sử dụng củ ráy chúng ta cần sơ chế kỹ bằng cách đeo gang tay để tránh bị ngứa.
Nếu dùng tươi, phải rang với gạo đến khi cháy, đổ nước vào đun sôi đến khi gạo mềm nhừ với tắt bếp
Uống nước củ ráy tươi có bị ngứa không?
Rất nhiều người đang thắc mắc không biết uống nước củ ráy tươi có bị ngứa không? Và như chúng ta đã biết nếu ăn trực tiếp củ ráy tươi sẽ bị dẫn đến tình trạng tê miệng, khàn giọng, khó thở, cảm giác đầy trong cổ họng, đau lưỡi, buồn nôn, tiết nước bọt, khó phát âm, đau bụng, loét bỏng khoang miệng, khó nuốt, đau ngực, tức ngực, sưng môi…
Tuy nhiên, khi sử dụng củ ráy tươi để nấu nước uống sẽ hoàn toàn loại bỏ được độc tính gây ngứa của nó và sẽ đem lại hiệu quả rất tốt cho cơ thể. Chính vì thế mọi người hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng củ ráy tươi để nấu nước uống sẽ không bị ngứa nhé!
Cách nấu nước củ ráy để uống
- Rửa sạch củ ráy đến khi hết bụi bẩn, sau đó để ráo và cắt thành những miếng nhỏ
- Bỏ toàn bộ củ ráy vào nồi nước lớn, lượng nước tùy thuộc vào trọng lượng củ ráy bạn sử dụng
- Đun sôi hỗn hợp trong 20 phút thì tắt bếp, vớt bỏ cái và để nguội là có thể sử dụng
XEM THÊM: Cây mã đề hỗ trợ điều trị chảy máu cam
“Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn
hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn”
Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586