Thành phần hóa học có trong cây bạch chỉ nam
Cây bạch chỉ nam là một cây thuốc nam có vị ngọt,tính thơm mát. Chúng có tác dụng hữu ích trong việc tiêu phong nhiệt, mẩn ngứa, giảm sưng tấy, làm ráo mủ vết thương.Vậy các thành phần hóa học có trong cây bạch chỉ nam bao gồm những gì để chúng có được các tác dụng trên ? Mời các bạn tham khảo ở bài viết dưới đây !
Sơ lược về cây bạch chỉ nam
- Tên dược liệu: Bạch chỉ nam
- Tên khoa học: Millettia pulchra Kurz
- Tên đồng nghĩa:Mundulea pulchra Colebr. ex Benth
- Họ: Đậu(Fabaceae)
- Tên gọi khác: Đậu chỉ,mát rừng,cây nếch…
Đặc điểm thực vật
Bạch chỉ nam một loại cây bụi cỡ nhỡ với kích thước trung bình khoảng 5 – 7m,nhỏ thì cao1 -2m.Lá kép lông chim có hình ngọn giáo hay hình thuôn, mọc đối xứng trên các trục,mỗi trục dài 20cm gồm khoảng 11-17 lá chét. Hoa mọc từng chùm ở kẽ lá,màu tím hồng , có phần giống với hoa cây đậu ván. Quả đậu hình dao,nhẵn và cứng dài 4-8 cm và đường kính khoảng 1- 2 cm, có lông tơ vàng.Phần hạt hình trứng dẹt có màu vàng nhạt.
Chúng ta có thể tìm kiếm loại cây này ở ven rừng,dọc khe suối,nơi có độ cao tới 1400m.Ở nước ta,bạch chỉ nam mọc chủ yếu ở một số các tỉnh:Sơn La,Vĩnh Phúc,Quảng Ninh,An Giang..Ngoài ra,người ta còn tìm thấy loại cây này ở một số quốc gia như:Lào,Campuchia,Myanmar,Trung Quốc…
Cách trồng cây bạch chỉ nam
Cây bạch chỉ nam thường mọc hoang là chủ yếu nhưng chúng ta cũng có thể trồng bằng hạt hoặc bằng giâm cành. Trồng bằng hạt thích hợp trong tháng 2-3, khi cây có 3-4 đôi lá thì bứng lên trồng vào hốc chuẩn bị sẵn. Hố trồng sâu 40-50cm, đường kính 60-70cm, hố cách nhau 2-3m và được bón lót bằng 5-10kg phân chuồng hoai trộn với đất lấp đầy hố. Sau khi trồng, tiến hành tưới ẩm. Hàng năm cần đốn sát gốc, làm cỏ, bón thúc, xới, vun gốc để tạo rễ mới.
Thu hái,chế biến và bảo quản cây bạch chỉ nam
Người dân chủ yếu thu hoạch phần rễ củ của cây để làm thuốc,thường chọn ở những cây nhỏ trong tự nhiên.Trong các vườn nhà,sau khi trồng 6-12 tháng, đào thấy củ chuyển sang màu vàng là thu hoạch. Củ đào về, đem rửa sạch, cắt bỏ rễ và cuống rồi thái phiến đem đi phơi hoặc sấy khô.Sau khi thu hái,chúng ta có thể đào xung quanh gốc, lấy bớt đi một số rễ củ, sau lấp đất lại để cho cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển.
Những đối tượng hạn chế sử dụng cây bạch chỉ nam
Người thiếu máu, suy nhược cơ thể và phụ nữ mang thai không nên dùng.
Thành phần hóa học có trong cây bạch chỉ nam
Theo nghiên cứu,trong cây bạch chỉ nam chủ yếu chứa phần lớn tinh bột.Ngoài ra chúng còn chứa một số thành phần như:Flavonoid:sophoranone; (6S, 6aS, 11aR)-6α-methoxypterocarpin, (6S, 6aS,11aR)-6α-methoxyhomopterocarpin, (2R,3R)7,4′-dihydroxy-8,3′,5′-triprenyldihydroflavanol, 5,7,2′,4′-tetrahydroxy-6,3′-diprenylisoflavon,(2S)5,7,4′-trihydroxy-8,3′,5′-triprenylflavanon và diprenylisoflavon và 5,7,4′-trihydroxy-2′-methoxy-6,3′-diprenylisoflavon
Các bài thuốc từ bạch chỉ nam
Bạch chỉ nam thường làm nguyên liệu trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như:
- Ðau bụng, kém tiêu, ỉa chảy
- Phong thấp đau nhức
- Ngứa lở do dị ứng sơn
- Chữa cảm mạo, sốt nóng
- Chữa mụn nhọt, mưng mủ
Ngoài ra chúng còn dùng để đắp vết thương rắn cắn,chữa bệnh đậu mùa,bí mồ hôi…
* Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp về cây bạch chỉ nam có thể mang lại cho quý độc giả nhưng thông tin hữu ích về loại dược liệu này.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Cây Bạch chỉ nam và các loại thảo dược khác, quý độc giả xem thêm: Bạch chỉ nam hỗ trợ chữa rắn độc cắn hiệu quả
Hoặc liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn
Hotline/Zalo: 0976 836 586