Tác dụng của cây Hy Thiêm bạn chưa biết?

Tác dụng của cây Hy Thiêm là gì? Sử dụng cây hy thiêm chữa bệnh gì luôn là câu hỏi được nền y học quan tâm từ xa xưa. Trong y học cổ truyền và nền y học hiện nay cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh thảo dược này hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

>>>Xem thêm: Cây Hy Thiêm

Giới thiệu về cây Hy Thiêm

Tên khoa học của cây Hy Thiêm là Siegesbeckia orientalis L. – Asteraceae. Cây còn có tên là cỏ đĩ, chó đẻ hoa vàng. Là cây thảo sống hàng năm, cao chừng 30 – 40cm có nhiều cành nằm ngang. Thân cành đều có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn, mép có răng cưa không đều và đôi khi 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân chính mảnh toả ra từ gốc. Hoa đầu có cuống dài 1-2cm. Các lá bắc khác ngắn hơn họp thành một bao chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngoài hình lưỡi, các hoa khác hình ống, đều có tràng hoa màu vàng. Quả bế hình trứng 4 – 5 cạnh, màu đen. Mùa hoa quả tháng 4-7. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây trừ gốc rễ thường gọi là hy thiêm thảo.

tác dụng hy thiêm
Cây Hy Thiêm là loài thân thảo

Cây thường mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc từ Cao Bằng tới Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái cây vào tháng 4 – 6 và lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Cắt cây có nhiều lá, loại bỏ lá sâu, lấy phần ngọn dài khoảng 30 – 50cm, đem phơi hay sấy khô trong râm mát. Dược liệu còn nguyên lá khô không mọt, không vụn nát là tốt.

Tác dụng của Cây Hy Thiêm

Theo y học cổ truyền

Cây hy thiêm dược liệu đã được ứng dụng trong y học từ hàng trăm năm trước đây. Điều này đã được chứng minh qua những cuốn sách y học cổ như Đồ kinh bản thảo, Bản thảo kinh sơ,… Theo đó, hy thiêm là dược liệu có vị đắng, cay, tính hàn và đồng thời chứa một lượng độc tố nhất định.

Dược liệu hy thiêm quy chủ yếu vào 2 kinh Can, Thận với nhiều tác dụng như trừ phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, an thần, hạ huyết.

Theo y học hiện đại

Dưới khía cạnh y học hiện đại, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu thành phần hoạt chất có trong dược liệu hy thiêm. Kết quả đã chỉ ra thảo dược này có chứa nhiều hợp chất quý cho sức khỏe có thể kể đến như darutin, axit salicylic, các chất đắng daturosid, orientin,…

Vậy những hoạt chất này trong cây hy thiêm có tác dụng gì đối với sức khỏe người dùng?  Không chỉ được sử dụng trong Đông y, cây hy thiêm còn trở thành một trong những thành phần dược chất của nhiều loại thuốc Tây y với các tác dụng nổi bật gồm:

  • Hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về xương khớp như bệnh gout, viêm khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, đau mỏi vai gáy, đầu gối.
  • Giảm đau, kháng viêm tốt, bảo vệ màng bao dịch khớp, giảm phù nề ở chân,…
  • Chữa mụn nhọt do nóng trong, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, mất ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị mất tiếng, khàn giọng, đau đầu do cảm cúm.
tác dụng hy thiêm
Cây Hy thiêm được sử dụng tùy vào bệnh lý của người sử dụng

Cách dùng Hy Thiêm

Tùy vào bệnh lý và nhu cầu của người dùng mà lựa chọn các bài thuốc sử dụng Hy Thiêm dưới đây

Hy thiêm hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Chuẩn bị 8g hy thiêm, long đởm thảo và chi tử mỗi dược liệu 4g; Trạch tả, thảo quyết minh, ngưu tất, hoàng cầm mỗi dược liệu 6g. Cho tất cả dược liệu sắc với 700ml nước đến khi còn 500ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hy thiêm vo dạng viên hoàn

Lấy cành non và 5 lá hy thiêm hái vào ngày mùng 5 tháng 5 với mật vừa đủ. Lấy dược liệu rửa sạch phơi khô 9 lần, sau đó đem sao rồi tán thành bột mịn. Cho mật ong vào bột dược liệu tạo thành dạng đặc sánh, vo thành viên hoàn cỡ hạt ngô. Ngày uống 40 viên, uống với rượu nóng hoặc nước cơm. Bài thuốc này có thể điều trị các triệu chứng cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép, mất trợn, miệng méo, giúp sáng mặt, tóc đen khỏe, mạnh gân cốt, tai nghe rõ hơn, giúp sáng mặt,…

Chữa tiêu chảy

Lấy hy thiêm tán thành bột, trộn dược liệu với một ít hồ giấm vừa đủ, vo thành viên hoàn nhỏ cỡ hạt ngô đồng. Lần uống 30 viên với nước cho đến khi bệnh chấm dứt.

tác dụng hy thiêm
Cây Hy thiêm khô có thể tán bột làm thuốc

Chữa các bệnh về xương khớp

Lấy 10g bột hy thiêm, 3g bột thiên niên kiện và 2g bột xuyên khung. Dem tất cả dược liệu trộn lị rồi vo viên hoàn, ngày uống 2 lần, uống trước khi ăn 1 tiếng, lần uống 5 viên.

Hoặc lấy 4g hy thiêm khô, đường đen vừa đủ, đem dược liệu sắc kỹ với nước, chắt lấy nước cốt tiếp tục nấu với đường đen tạo dạng cao sệt. Mỗi lần dùng uống 2 chén trà nhỏ, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng hy thiêm chữa bệnh

  • Để sử dụng hy thiêm mang đến hiệu quả tốt hơn, đảm bảo an toàn sức khỏe cần lưu ý:
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú hoặc trẻ em tuyệt đối không dùng hy thiêm
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào nên ngưng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế khám chữa kịp thời
  • Kiên trì sử dụng sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt
  • Hy thiêm kỵ sắt nên không uống kèm với các thực phẩm bổ sung sắt
  • Những người bị âm hư mà không phong thấp tuyệt đối không dùng

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *