Tác dụng của cây Hoàn ngọc đối với sức khỏe

Tác dụng của cây Hoàn ngọc đối với sức khỏe. Cây hoàn ngọc còn có tên gọi là cây xuân hoa, cây con khỉ, cây lan điền, cây nhật nguyệt… Cây hoàn ngọc là vị thuốc thường dùng lá hoàn ngọc phơi khô, pha trà uống có tác dụng hỗ trợ chữa ung thư, điều trị đau dạ dày, viêm gan và nhiều công dụng khác.

Cây hoàn ngọc là một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến loài thảo mộc này. Vậy hoàn ngọc là cây gì? Chữa được bệnh gì? Mời bạn cùng khám phá qua bài viết ngay sau đây.

>>Xem thêm: Cây Hoàn Ngọc

Vài nét về cây Hoàn ngọc

Tên gọi khác: Cây xuân hoa, cây nhật nguyệt, cây tu lình, cây con khỉ, cây lá khỉ, bán tự mốc, cây trạc mã, cây thần tượng linh,…

Họ: Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae).

tác dụng của cây hoàn ngọc
Cây Hoàn Ngọc

Đặc điểm của cây hoàn ngọc

Hoàn ngọc là giống cây bụi , sống nhiều năm, cao 1-2m, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh. Lá hình mũi mác, mọc đối, dài 12-17 cm, rộng 3-3,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa lưỡng tính, màu trắng pha tím, 5 đài tách rời nhau, tràng hợp có ống hẹp và dài, 5 cánh chia 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới 2 thùy, thùy giữa có chấm tím, nhị 4, có 2 nhị kép, chỉ nhị ngắn đính ở hỗng tràng, bao phấn màu tím. Quả nang, chứa 4 hạt.

Phân bố

Cây Hoàn ngọc xuất hiện phổ biến ở khắp cả nước. Chúng ta có thể tìm thấy loại dược liệu này ở miền Bắc hoặc miền Nam, ở đồng bằng hay miền núi. Chỉ sau 20 – 30 ngày, dược liệu sẽ phát triển với rất nhiều lá. Mùa mưa là thời gian cây Hoàn ngọc phát triển mạnh mẽ nhất.

Bộ phận dùng làm thuốc

Hầu hết các bộ phận của nó (rễ, thân, lá) đều có thể sử dụng để làm thuốc. Trong đó, sử dụng nhiều nhất là lá. Sau khi thu hái và rửa sạch lá thì có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô làm trà. Để tránh làm mất đi giá trị của dược liệu, chỉ nên phơi ở nơi có bóng râm.

Thời điểm thu hái cây hoàn ngọc là vào tất cả các mùa trong năm nhưng đặc biệt là mùa mưa. Dược liệu bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Cây Hoàn ngọc có chứa nhiều thành phần hóa học bao gồm: Sterol, flavonoid, acid hữu cơ, saponin, đường khử, carotenonl, đường khử và các axit hữu cơ có tác dụng khử trùng, giúp kháng viêm, bảo vệ các tế bào ngăn ngừa các gốc tự do hình thành ung thư. Bảy chất được thành lập gồm: Hỗn hợp đồng phân epimer của stigmasterol và poriferasterol, beta-D- glucopyranosyl-3-O- sitosterol, phytol, beta – sitosterol. Lá chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g (đối với lá tươi), protein toàn phần 30,08% (chất khô), N toàn phần 4.9% (chất khô).

tác dụng của cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc cso thể dùng cả lá và rễ

Tác dụng của cây Ngọc Hoàn

Thep y học cổ truyền

Lá hoàn ngọc khi non nhớt, khi già như có bột và không mùi vị. Nếu ăn sống thì lá này có khả năng kích thích hệ thần kinh, và khi ăn nhiều sẽ có cảm giác say nhẹ trong thời gian ngắn. Vỏ và rễ hoàn ngọc có vị đắng ngọt.

Do đó, cây Hoàn ngọc có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố và giúp điều trị một số bệnh lý thường gặp như: Cảm cúm, sốt cao, tiểu rát, tiểu ra máu, tiêu chảy, tả, lỵ, mụn lồi, sẹo lồi… Đồng thời giúp cầm máu và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Lá cây Hoàn ngọc và cao (chiết xuất hoàn toàn từ lá) có tác dụng kháng nấm và kháng những loại vi khuẩn gồm: Vi khuẩn gram dương (Streptococcus pyogenes, Bacillus subtilis, Staphyllococcus aureus), vi khuẩn gram âm (Escherichia coli, Psseudomonas aeruginosa), nấm mốc (Pyricularia oryzae, Rhezoctonia solani, Aspergillus niger, Fusarium oxysporum) và nấm men (Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae).

Do vậy mà, Cây hoàn ngọc được y học hiện đại chứng minh có các tác dụng sau: Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng,Trị tiêu chảy, lỵ. Điều trị các bệnh lý về gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu.

tác dụng của cây hoàn ngọc
Tác dụng của cây Hoàn ngọc

Liều dùng và cách dùng:

Liều dùng:

Tuy thuộc vào bệnh và bài thuốc mà người sử dụng có thể tùy chỉnh liều lượng của vị thuốc này. Tuy nhiên, không nên vượt quả liều 10-15g một ngày.

Cách dùng:

Theo đông y có 2 cách sử đụng cây hoàn ngọc hiệu quả:

Dùng lá cây tươi

Đối với chứng đau bụng, hay đi ngoài. Mỗi ngày dùng 5 lần, mỗi lần 5 lá hãm với nước lọc, uống trước bữa ăn khi bụng đói hoặc có thể uống lúc sáng sớm.

Dùng lá cây khô

Lấy khoảng 60gram Cây Hoàn Ngọc khô, rửa qua bằng nước sạch

Đun sôi với 600ml nước, sắc còn 200ml rồi thưởng thức, có thể sử dụng làm thức uống hằng ngày

Đối với những bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính, tiêu hóa kém có thể kết hợp với cây khổ sâm 10g, hoàn ngọc 40g rồi đem đi sắc nước uống mỗi ngày.

Lưu ý khi dùng cây hoàn ngọc

Với các phương pháp nhai lá hoàn ngọc sống chữa bệnh nên nhai chậm, nhai kỹ mới phát huy được công dụng

Nên sử dụng đúng liều lượng hoàn ngọc tùy vào bệnh. Không nên tự ý sử dụng hoàn ngọc trị bệnh mà cần phải có toa thuốc, đơn thuốc rõ ràng.

Có thể sử dụng lá hoàn ngọc khô đun sắc uống thay thế lá hoàn ngọc tươi.

Hoàn ngọc rất dễ tìm, có khả năng sinh sôi tốt nhưng lại mang lại nhiều tác dụng không ngờ cho sức khỏe con người. Với những thông tin trên mà chúng tôi chia sẻ về công dụng từ cây hoàn ngọc hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về loại thảo dược quý này.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *