Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Trúc nhự (đạm trúc nhự) thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền

Trúc nhự (đạm trúc nhự) thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền

Còn gọi là trúc nhị thanh, đạm trúc nhự.

Tên khoa học Caulis Babusae in Taennis.

Trúc như là vị thuốc chế bằng cách cạo vỏ xanh của cây tre (Bambusa sp.), cây sầu (Phyllostachys sp.) và nhiều loại tre bương khác thuộc họ Lúa Graminae, sau đó cạo lớp thân thành từng mảnh mỏng hay sợi mỏng, rồi phơi hay sấy khô.

Mô tả cây tre

Cây tre là một cây có thân rể ngầm, sống lâu, mọc ra những chồi gọi là măng ăn được. Thân ra hoá mộc có thể cao tới 10-18m, ít phân nhánh, rỗng trừ ở các mấu. Mỗi cây có chừng 30 đốt hay hơn. Lá có cuống dài chừng 5mm, phiến lá hình mác dài 7-16cm, rộng 1-2cm, mép nguyên, trên có gắn song song, màu xanh nhạt.

Cây tre cả đời chỉ ra hoa kết quả một lần. Hoa có 6 nhị. Sau khi ra hoa kết quả cây sẽ chết. Cho nên nhiều người thấy cây tre nhà mình ra hoa thì cho là độc. Sự thực đó chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cây tre.

Tre vẫn có nhiều loại như tre là ngà Bambusa blumeana Sch, cây hóp Bambusa multiplex Roeusch, v,v… đều là cây tre. Tại Trung Quốc, người ta dùng một loại vầu gọi là Phyllostachys nigra var. henonis Miff.) Staffa. ex Rendle thuộc cùng họ.

Phân bố, thu hái và chế biến cây tre

Cây tre mọc hoang và được trồng để lấy thân làm nhà, đan lát, lá dùng cho ngựa ăn hay làm thuốc.

Muốn có trúc như có thể lấy thân cây tre, cưa thành từng đoạn bỏ đốt, sau đó cạo bỏ vỏ xanh, Rồi cạo lấy lớp ở dưới gọi là nhị thanh trúc như được coi là tốt nhất, sau lớp này có thể cạo lớp trắng vàng thành dải nữa nhưng người ta cho là chất lượng kém hơn. Có thể thu hoạch quan năm, nhưng người ta cho hái vào thu đông tốt hơn cả.

Lá tre cũng dùng làm thuốc: Hái tươi quanh nam.

Thành phần hoá học trúc nhự

Chưa được nghiên cứu. Chưa rõ hoạt chất là gì.

Năm 1958, hệ dược thuộc Viện y học Bắc Kin Trung Quốc có nghiên cứu trúc nhà của Trung Quốc nhưng cũng chưa tìm thấy chất gì đặc biệt cả; không thấy có phản ứng của ancaloit, của glucozit hay tanin.

Công dụng và liều dùng trúc nhự

Trúc nhự là một vị thuốc được dùng trong nhân dân từ lâu đời. Nó được ghi trong bộ “Thần nồng bản thảo” (bộ sách thuốc cổ nhất của Trung Quốc) và trong bộ Nam được thân hiệu của Tuệ Tĩnh Việt Nam (thế kỷ 14).

Theo tính chất của trúc như ghi trong các sách cổ thì trúc như vị ngọt, tính hơi lạnh, vào 3 kinh phế, vị và can. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, hết nôn, an thai. Dùng hỗ trợ chữa vị nhiệt sinh nôn mửa, thượng tiều phiền nhiệt. động thai. Thường dùng hỗ trợ chữa sốt, buồn bực, nôn mửa, nôn ra máu, chảy máu cam, bằng huyết, thanh nhiệt, mát huyết.

Khi dùng thường tẩm nước gừng sao lên rồi mới dùng.

Ngày dùng 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Chú thích:

Ngoài vị trúc nhự, cây tre, cây vẫn còn cho ta vị trúc diệp là lá tre hay lá vầu non, còn cuộn tròn, có khi người ta còn gọi là trúc diệp quyến tâm (búp trẻ). Dùng tươi hay khô đều được, nhưng tươi thì tốt hơn. Dùng như trúc nhà hay có khi còn dùng nấu nước xông để giải cảm, giảm sốt.

Theo tài liệu cổ trúc diệp vị cay, nhạt, ngọt tính hàn, vào 2 kinh tâm và phế. Có tác dụng thanh thượng tiêu, phiền nhiệt, tiêu đờm hỗ trợ chữa họ. Dùng hỗ trợ chữa sốt khát nước, ho, suyến, thổ huyết, trẻ con kinh phong.

Trúc lịch Succus Bambusae là lấy cây tre tươi về nướng lên, vắt lấy nước; thường chọn những đoạn tre non cho nhiều nước hơn. Trúc lịch có tính chất ngọt, rất lạnh, không độc, có tác dụng hỗ trợ chữa sốt, trừ đờm. Trúc lịch cũng được ghi trong Nam dược thân hiệu và Thần nông bản thảo. Trúc lịch thường được dùng hỗ trợ chữa bệnh cảm gió không nói được (trúc lịch và nước gừng, hai vị bằng nhau cho uống), trẻ con sốt, mê man không nói được: Một bát trúc lịch, hâm nóng cho uống dần dần. Còn dùng trộn với sữa mẹ để nhỏ vào mắt trẻ con đau đỏ.

Theo tài liệu cổ trúc lịch vị ngọt, tính đại hàn. Vào 3 kinh tâm, vị và đại tràng. Có tác dụng hoạt đờm, thanh hoa, nhuận táo, chi khát. Dùng hỗ trợ chữa trung phang cấm khẩu, đờm mê đại nhiệt, điên cuồng, kinh phong.

Đơn thuốc có trúc nhự, trúc diệp dùng trong nhân dân

1.. Trúc diệp thạch cao thang:

Hỗ trợ Chữa triệu chứng sốt cấp tính, miệng khô khát (Đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh), trúc diệp.

3g, thạch cao 12g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo 1,5g, ngạnh mẽ 7g, mạch môn đông 8g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia là 3 lần uống trong ngày.

2.. Hỗ trợ Chữa kinh nguyệt ra mãi không ngừng

Trúc như sao qua tán nhỏ, mỗi lần dùng 12g, dùng nước nóng chiêu thuốc.

3.. Hỗ trợ Chữa cảm, phụ:

Lá tre 30-50g sắc uống. Còn dùng rửa vết thương, hỗ trợ trị viêm nhiễm.

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

 

Xem thêm: Cây xạ can (rẻ quạt) thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version