Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Thạch lựu hỗ trợ chữa sán đau răng đi lỵ

Thạch lựu hỗ trợ chữa sán đau răng đi lỵ

Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lưu, lựu chùa Tháp.

Tên khoa học Punica granatum L. Thuộc họ Lựu Punicaceae.

Ta dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô (Cortex Granati) hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium Granati). (Vỏ, thân và rễ lựu có độc, dùng phải cẩn thận).

A.. Mô tả cây lựu

Cây lựu là một cây thuộc mộc, cao chừng 3-4m, cây nhỏ, có khi có gai. Lá dài, nhỏ, mềm mỏng, đơn, mép nguyên có khi mọc thành cụm nhưng thường mọc so le hoặc hơi mọc đối, cuống ngắn. Mùa hạ nở hoa màu đỏ tươi hoặc màu trắng (bạch lựu) hoặc mọc riêng lẻ hoặc tùng xim có độ 3 hoa.

Quả to bằng nắm tay. Đầu quả còn 4-5 lá đài tồn tại. Vỏ dày, ngoài da sắc lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành hai tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3. Các loại ngăn phân cách bởi các màng mỏng. hạt rất nhiều, hình 5 cạnh, sắc hồng trắng.

B.. Phân bố, thu hái và chế biến thạch lựu

Được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và lấy quả. Trồng bằng cách giâm cành. Tỷ lệ ancaloit thay đổi tùy theo cách bón phân.

Nếu bón bằng canxi supephotphat tỷ lệ ancaloit sẽ là 5,5% (cành) và 7,5% (rễ).

Nếu bón bằng phân amon sunfat thì tỷ lệ ancaloit là 4,2% (cành) và 6,3% (rễ).

Nếu bón bằng phân sắt sun fat tỷ lệ ancaloit là 5,7% (cành) và 6,1% (rễ).

Vậy tỷ lệ ancaloit trong rễ bao giờ cũng cao hơn. Thường người ta quy định tỷ lệ ancaloit toàn phần là 2,5%.

Vỏ bóc về phơi khô để dành. Dùng càng sớm càng tốt, Có người nói vỏ để lâu quá 1 năm không còn tác dụng. Nhưng có tác giả đã dùng để dành trên 10 năm vẫn còn tác dụng. Không phải chế biến gì khác.

C.. Công dụng và liều dùng thạch lựu

1.. Làm thuốc chữa sán (phụ nữ có thai và trẻ em không dùng được).

Nên dùng vỏ rễ lựu vì trong vỏ, chất paletterin isopeletierin được kết hợp tự nhiên với tanin thành một chất không tan, tác dụng nhiều đối với sán ở trong ruột, ít làm một cơ thể người. Tuy nhiên uống cả vỏ hơi khó uống.

Nên chọn vỏ mới đào, vì vỏ tươi hiệu lực mạnh hơn do có nhiều ancaloit. Khi dùng sẽ khô, cần ngâm nước vài giờ trước khi pha chế thì vẫn có hiệu lực hỗ trợ chữa sán (Souteyran). J. E. de Vrij đã dùng vỏ lựu bảo quản được 03 năm để chế cao mà vẫn có hiệu lực như vỏ tươi. Ta có thể dùng paletierin chế từ vỏ lựu. Liều dùng peletterin sunfat thường là 0,30g phối hợp với 0,40g tanin. Một số tác giả cho rằng tác dụng của letterin có tác dụng thường kèm theo tới 750 g 50-60% pseudo-peletierin không có tác dụng. Trong trường hợp này liều dùng phải tăng lên từ 0,30g đến 0,50g trong 24 giờ. Nhưng dùng phải rất thận trọng, có trường hợp dùng liều thường vẫn bị ngộ độc chết người.

2.. Ngoài công dụng hỗ trợ chữa sán, vỏ rễ và vỏ thân còn dùng làm thuốc ngâm hỗ trợ chữa đau răng, hỗ trợ chữa đi ngoài, đi lỵ. Nhưng để hỗ trợ chữa lỵ đi ngoài, thường dùng vỏ quả (xem vỏ quả ở mục các vị thuốc hỗ trợ chữa lỵ). Ngoài ra còn dùng để thuộc da, làm mực.

Đơn thuốc có vỏ lựu

1.. Thuốc hỗ trợ chữa sán theo được thư của Pháp

Vỏ lựu khô tán vừa phải 60g

Nước cất 750g

Cần ngâm bột trong 6 giờ. Sau đó sắc còn 500g rồi gạn và lọc. Sáng sớm uống thuốc này, chia làm 2 lần hay 3 lần uống cứ cách nửa giờ uống 1 lần, sau khi uống liều cuối cùng được 2 giờ thì uống 1 liều thuốc tẩy. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ, nhắm mắt lại cho đỡ mệt.

2.. Đơn thuốc chữa sán có phối hợp với thuốc tẩy

Vỏ rễ lựu 40g

Đại hoàng 4g

Hạt cau 4g

Nước 750ml sắc còn 300ml.

Tối hôm trước nhịn đói. Sáng sớm hôm sau uống thuốc này, chia làm 2-3 lần uống. Trong khi uống thuốc cần nằm nghỉ. Đợi khi nào thật buồn đi ngoài hãy đi, mông nhúng hẳn vào một chậu nước âm ấm để sán ra hết.

Đơn thuốc có quân chủng dùng trong nhân dân

Hỗ trợ Chữa băng huyết: Quán chúng 20g sắc với rượu mà uống.

Xích bạch đới lâu ngày không khỏi, sau khi để mất máu nhiều: Một củ quán chúng để nguyên, tẩm dấm cho ướt, nướng thơm để nguội tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6g, dùng rượu mà chiều thuốc.

Phòng bệnh: Trong mùa Ôn dịch người ta thường cho quần chúng vào bể nước ăn cho khỏi độc (theo Hoàng Cung Tú-Bản thái cương mục của Lý Thời Trân).

Hỗ trợ Chữa lỵ: Quán chúng sao vàng tán bột, kim ngân hoa, sao vàng tán bột, mỗi vị 20g, cam thảo bột 10g. Trộn đều, mỗi lần uống 1-2g, ngày uống 3-4 lần (kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

Xem thêm: Cây mắc nưa tác dụng đặc điểm cách dùng

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version