Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Rau má tốt cho người huyết áp cao làm đẹp da liền sẹo

Rau má tốt cho người huyết áp cao làm đẹp da liền sẹo

Nói đến rau má chắc hẳn trong chúng ta có nhiều người cũng biết đến rồi đúng không ạ chắc hẳn các bạn cũng được ăn thử qua loại rau này rồi đúng không?. Tôi còn nhớ hồi nhỏ mỗi khi sốt hoặc mùa hè đến tôi thường cùng mẹ ra vườn hái rau má vào để ăn sống hoặc mẹ tôi hay cho vào vò giã nát rồi chắt lấy nước cho tôi uống. Tôi còn nhớ mãi mùi vị thơm, hơi đắng mà rau ma mang lại khi uống.

Kể từ đó rau má đã là một trong những loại rau ăn sống được gia đình tôi ăn hàng ngày, và làm nước ép uống hàng ngày nhất là những ngày nắng nóng. Được thưởng thức một cốc nước ép rau má ngày nắng nóng thì quả là tuyệt vời đúng không ạ? Bên cạnh làm rau ăn sống hàng ngày, là nước ép uống thì rau má còn là một trong những thảo dược có nhiều công dụng tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Vậy rau ma có những tác dụng gì? Sử dụng như thế nào để hiệu quả? Những đặc điểm hình ảnh nhận biết thân, lá cây rau má như thế nào? trong bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.

I…Đặc điểm thân rau má

Thân cây rau má mảnh khảnh và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5–20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ. Gân lá hình cung.

Hình ảnh đặc điểm rau má

II…Hoa và lá rau má

Hoa rau má có màu trắng hoặc từ hồng nhạt đến phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Những bông hoa lưỡng tính này có kích thước khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa trên mỗi bông hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.

III…Tính vị công dụng tác dụng của rau má

Theo Trung y, rau ma có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng giúp hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để hỗ trợ điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong hỗ trợ điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn (khoai mì) và lợi tiểu.

Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Khi hỗ trợ điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I. Việc hỗ trợ điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi.

Cách dùng: nhổ một nắm rau má có cả rễ (ước chừng 30 – 40 g), rửa sạch, giã nát vắt lấy nước rồi uống.

Tác dụng công dụng rau má

IV…Nước rau má

Ngoài ra, nếu bị các vết thương ngoài da gây chảy máu hoặc lở loét, lở ngứa thì lấy rau má giã nát, đắp lên cũng giúp cải thiện rất nhiều.

V…Rau má trong làm đẹp

Từ lâu, rau má đã được xem là nguyên liệu làm đẹp tự nhiên và an toàn của các chị em phụ nữ. Trong đó, các tác dụng thường được nói đến là kháng viêm, liền sẹo và làm giảm mụn nhọt.

VI…Một số bài thuốc thông dụng, dễ tìm từ rau má

  1. Hỗ trợ Điều trị cao huyết áp

Bài thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp gồm 7 vị thuốc bình dân, rất dễ tìm như rau má (16 g), lá tre (12 g), rễ tranh (13 g), rễ nhàu (16 g), rễ cỏ xước (12 g), rễ kiến cò (12 g) và lá dâu (12 g).

Cách dùng: sắc lấy nước uống (nếu không sắc thì có thể chế thành dạng thuốc viên rồi uống như trà).

Bài thuốc dân gian từ rau má
  1. Hỗ trợ Điều trị sốt xuất huyết

Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết cũng dễ tìm và dễ thực hiện, gồm các thành phần như sau: rau má (20 g), đậu đen (16 g), cỏ mực (16 g), rau sam (16 g).

Cách dùng: sắc lấy nước uống trong ngày.

  1. Hỗ trợ Điều trị đau bụng, đau lưng trong kỳ kinh nguyệt

Bài thuốc này chỉ cần dùng độc vị rau má, nhưng phải lựa những đám rau đang ra hoa, nhổ cả bụi rồi phơi khô, tán nhỏ thành bột và uống mỗi ngày một lần (uống vào buổi sáng, mỗi lần uống khoảng 2 muỗng cà phê bột, muỗng lưng, gạt ngang)

Cách dùng rau má hiệu quả

VII…Lưu ý nho nhỏ khi sử dụng rau má bạn nên biết

Thời gian và liều lượng: Không nên lạm dụng rau má để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Mỗi ngày, mỗi người chỉ nên dùng từ 30 g rau tươi trở xuống (có thể dùng như rau ăn hoặc xay sinh tố và cho thêm chút đường cho dễ uống). Lưu ý, không nên dùng liên tục quá 1 tháng.

Đối tượng: Rau má có tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều và những người hay bị đầy bụng cũng không nên dùng.

Sử dụng: Mặc dù là một loài thảo mộc lành tính và thân thiện với làn da nhưng trong một số trường hợp, rau má có thể gây dị ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.

Xem thêm: Tác dụng cây câu đằng

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version