Quả trâu cổ là một trong những vị thuốc dược liệu tự nhiên giúp mang lại rất nhiều tác dụng như: thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị chứng yếu sinh lý, tắc tia sữa, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp… Có thể nhiều người còn chưa biết đến loài quả này. Chính vì thế nên bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến mọi người về đặc điểm, công dụng và cách dùng quả trâu cổ khái quát nhất.
Giới thiệu về cây trâu cổ
Cây trâu cổ hay còn được gọi là cây vương bất lưu hành, cây xộp, cây vẩy ốc…
Tên khoa học là: Ficus pumila L.
Họ dâu tằm – Moraceae
Đặc điểm cây trâu cổ
Cây trâu cổ là loại cây dây leo mọc bám nhờ vào rễ phụ, loại cây này đang được nhân giống rất nhiều để làm cảnh và làm dược liệu. Những cành có rễ bám thì có kích thước lá nhỏ, không có cuống gốc, lá hình tim và nhỏ như vẩy ốc. Những cành không có rễ bám có phần cuống dài, mặt lá ráp.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa đực rất nhiều, mọc tụ tập ở gần đỉnh. Đài 2 – 3 răng, nhị 2, bao phấn hẹp, hoa cái có 4 lá đài không bằng nhau, bầu thuôn dài, cong.
Quả phức to, hình chóp ngược, đầu bằng, dài 3 – 5 cm, dày 3 cm, nhẵn, màu tím nâu khi chín, cùi nạc và mềm xốp.
Phân bố cây trâu cổ
Trâu cổ có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Cây còn được trồng rộng rãi khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á để làm cảnh và làm thuốc.
Ở Việt Nam, cây phân bố gần như khắp nơi, trừ vùng núi cao trên 1500 m.
Bộ phận được sử dụng
Quả trâu cổ là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu
Vị thuốc quả trâu cổ
Quả trâu cổ có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cố tinh, hoạt huyết…
Công dụng quả trâu cổ
Theo Y học cổ truyền:
Quả Trâu cổ là một vị thuốc bổ, được sử dụng để hỗ trợ điều trị dương ủy di tinh, liệt dương, đau lưng, viêm tinh hoàn, tắc tia sữa, ít sữa, sưng vú, kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra, quả Trâu cổ còn được dùng trong các trường hợp nhức mỏi chân tay, phong thấp, mụn nhọt, đinh sang lở ngứa.
Trâu cổ giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, thể trạng.
Theo Y học hiện đại
Quả trâu cổ giúp mang lại rất nhiều tác dụng như:
-
Tác dụng giảm đau, chống viêm của dịch chiết xuất methanol trong Trâu cổ
Tác dụng giảm đau được đánh giá thông qua phản ứng đau gây ra bởi acid acetic và thử nghiệm formalin.
Tác dụng chống viêm được xác định bằng cách sử dụng mô hình phù chân chuột do λ -carrageenan gây ra. Các thực nghiệm giúp chứng minh được tác dụng giảm đau, chống viêm trong dịch chiết methanol của Trâu cổ.
-
Tác dụng hạ đường huyết:
Các thành phần polysaccharide pectic với axit hexenuronic từ quả Trâu cổ giúp kiểm soát đường huyết trong chuột. Từ đó có thể thấy sử dụng Trâu cổ sẽ là một phương pháp đầy hứa hẹn để điều trị bệnh đái tháo đường.
Trong các nghiên cứu in vivo gần đây, các hợp chất flavonoid, axit phenolic, tannin, alkaloid, glycoside, coumarin, triterpenoid chiết được trong Trâu cổ cũng giúp tăng cường đáng kể bài tiết insulin và sau đó làm giảm mức đường huyết.
-
Tác dụng kháng khuẩn:
Hợp chất neohopane được chiết trong Trâu cổ mang hoạt tính kháng vi sinh vật: E. Coli, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtillis, Candida albicans…
-
Tác dụng chống oxy hóa:
Bốn hợp chất flavonoid glycoside (rutin, apigenin 6-neohesperidose, kaempfrtol robinobioside, kaempferol 3-rutinoside) được phân lập từ Trâu cổ mang hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhờ vào khả năng thu dọn gốc tự do DPPH và superoside.
-
Tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư:
Thí nghiệm trên chuột nhắt, hoạt chất polysaccharide trong quả Trâu cổ có tác dụng ức chế tế bào gây ung thư đã cấy ghép trên chuột. Đồng thời, polysaccharide trong Trâu cổ có tác dụng tăng cường phản ứng miễn dịch của chuột ở cả lô bình thường và lô đã được cấy ghép khối u dùng hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu.
Trâu cổ làm tăng số lượng tế bào sinh kháng thể ở lách. Tăng cường tác dụng thực bào của các Macro phage ở dạng xoang bụng, đồng thời làm tăng số lượng bạch cầu máu ngoại vi.
Cách sử dụng và liều dùng quả trâu cổ
Mỗi ngày sử dụng khoảng 20g cho vào ấm sắc với 1,5 lít nước, Đun đến khi cạn còn khoảng 1 lít thì tắt bếp. Sử dụng nước sắc để uống thay cho nước lọc hằng ngày.
Tham khảo thêm: Công dụng cây bán chi liên
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586