Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Đông trùng hạ thảo ích phế thận bổ tinh tủy cầm máu hóa đờm

Đông trùng hạ thảo ích phế thận bổ tinh tủy cầm máu hóa đờm

Còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng. Tên khoa học Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.

Thuộc bộ Nang khuẩn Ascomycetes họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.

Tên đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ. Sách cổ coi đông trùng hạ thảo bổ ngang nhân sam.

Ở nước ta hiện đang dùng hai loại đông trùng hạ thảo:

1.. Đông trùng hạ thảo hiện còn đang phải nhập của Trung quốc sẽ mô tả dưới đây.

2.. Đông trùng hạ thảo của Việt Nam sẽ nói ở phần sau.

Ta cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Mô tả đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc (Cordyceps) là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa động, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con sâu làm cho con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng. Vị thuốc bao gồm cả nấm và sâu, hái vào tháng 6 – 7. Rửa sạch, phơi khô, phun rượu vào rồi phơi khô hẳn. Bó thành từng bó 10 – 15 con một. Ngang chỗ nấm, người ta buộc sợi chỉ đỏ trông rất đẹp.

Vị thuốc như vậy gồm có phần sâu non dài 2,5 – 3cm, đường kính 3 – 5mm, màu vàng nâu hay xám, nâu. Từ đầu con sâu mọc ra một thân nấm hình trụ đặc biệt có khi 2 hay 3 con sâu. Thân nấm thường dài 3 – 6cm, đặc biệt có thể dài 1cm. Phía dưới thân nấm có đường kính 1,5 – 4mm, phía trên to phình ra, cuối cùng lại thon nhọn, cả phần này dài 10 – 45mm, đường kính 2,5 – 6mm. Nếu còn non thì đặc, nếu già thì thân răng. Dùng kính hiển vi, ta sẽ thấy phần phình to này có vỏ sần sùi, có những hạt nhỏ tức là từ nang xác nổi lên. Phần đầu thon nhọn không màng tử nàng xác và đài từ 0,5 -3,5mm. Tử nang xác hình trứng hay hơi tròn, dài 380 – 550u. Đường kính 140 – 240v (1u = 1/1.000mm). Trong tử nang xác có chứa các nang hình sợi có cuống ngắn dài 240 – 4854, đường kính 12-15u.

Trong nang có nhiều nang bào tử có nhiều vách riêng biệt dài 170 – 47u: đường kính từ 5 – 5,5. Đông trùng hạ thảo – Cordyceps sinensis

1..Toàn vị đông trùng hạ thảo;

2.. Phần đẩu nấm cắt ngang và phóng to nhìn rõ các từ nang xác;

3.. Từ nang xác phóng to, nhìn rõ các nang hình sợi,

4.. Nang phóng to, nhìn rõ các bào tử.

Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo thường gặp ở những rừng ẩm ướt các tỉnh Tứ Xuyên, Vân nam, Tây Khang, Tây Tạng, nhiều nhất ở Tứ Xuyên và Tây Khang.

Qua sự phân bố ở Trung Quốc, chúng ta chú ý phát hiện tại một số rừng ẩm ướt ở các tỉnh biên giới.

Đông trùng hạ thảo của Việt Nam

Hằng năm tại Thất Khê (Lạng Sơn) hay Hòa Bình nhân dân có bán với tên đông trùng hạ thảo một loại sâu khác, sống trong thân cây thuộc họ lủa Graminae.

Sau này có tên khoa học Brihaspa atrostigmella thuộc họ sâu Cánh bướm (Lepidoptera). Nó sống trong thân cây chít (một loại lau) vẫn cho lá để gói bánh tro. Tên khoa học của cây chít là Thysanoloena maxima 0. Kuntze họ Lúa Poaceae. Người ta còn gọi là cây đót, cây le, cây cỏng. Cây chít cao như cây bông lau, tháng 3 – 4 có bông vọt lên, cứng dài hơn bông lau, người ta thường cắt về làm chổi quét bụi bàn ghế hay chổi quét vôi. Vào các tháng 11 – 12 vào rừng thấy những cây chút nào cụt, không có búp thường có sâu ẩn trong thân. Cắt ngang thân từ chỗ cành đến ngọn dài 50 – 60cm. Đem về xé đối thân sẽ thấy con sâu ở trong. Thực ra đó chỉ mới là nhộng của con sâu Brihaspa atrostigmella. Sau này để trứng ở vỏ cây, nhộng nở ra chui vào và sống trong thân cây qua mùa đông.

Nhông màu trắng vàng, dài khoảng 35mm. Thà vào chậu nước muối để rửa cho sạch. Sau đó rang hay sấy cho khó. Tẩm mật ong rồi lại sấy khô. Cuối cùng ngâm sâu này vào rượu sẽ thấy các chất béo nổi lên như mỡ trong nước luộc gà.

Thành phần hóa học của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo Việt Nam chưa được nghiên cứu.

Trong đông trùng hạ thảo nhập ở Trung Quốc người ta đã lấy được chừng 7% một loại axit đặc biệt gọi là axit cocdicepic 3 – 4 – 5 tetraoxyhexahydrobenzoic, có cấu tạo tương tự như axit quinic. Nhưng các chất khác và hoạt chất chưa được biết

Đông trùng hạ thảo chứa 25 – 32% protit. Khi thủy phân cho axit glutamic, prolin, histidin, valin và oxyvalin, acginin và alanin, Ngoài ra còn có 8,4% chất béo trong đó axit béo nó chiếm 13%, axit không no chiếm 82,2% (axit linolic 31,69%, axit linilenic 68,31%) (theo Lưu Thọ Sơn và Cộng sự-Trung được nghiên cứu để yếu, 1963, 126).

Ngoài ra người ta còn chiết được axit cordycepic chứng minh là D-manitol (theo Sprecher M. và Cộng sự-J. Org. Chem. 1963, 28, 2490).

Từ Cordyceps militaris (L.) Link, nuôi dưỡng trong môi trường người ta chiết được cordycepin 3′ deoxyadenosin C,H,O,N

Tác dụng được lý của đông trùng hạ thảo

1.. Đông trùng hạ thảo đã được Brewster và Aisberg nghiên cứu từ năm 1917 (J. Pharmacolog. 10, 1917). Theo tác giả này thì tiêm mạch máu hoặc dưới da thuốc đông trùng hạ thảo vào thỏ hoặc chuột nhắt trắng thì thấy hiện tượng ức chế, liều lớn tăng hô hấp và mạch đập nhanh hơn rồi con vật quằn quại mà chết. Thuốc chế bằng rượu không có tác dụng gì đối với thỏ.

2.. Năm 1952, Trịnh Phi Vũ (Trung hoa y học tạp chí và Trịnh Táo Kiệt (Thú ý tạp chí, nghiên cứu thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế đối với một số vị trùng.

3.. Năm 1958 hai tác giả Trung Quốc Trương Sỹ Thiện và Trương Bá Thạch có nghiên cứu kỹ tác dụng của đông trùng hạ thảo và đã đi đến một số kết luận sau đây (Dược học thông báo 5/ 1958)

  1. a) Nước Sắc 1/10 đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế đối với tim cô lập và tại chỗ của ếch, cũng như đối với tim cô lập của thỏ. Tim đập chậm lại, nhưng sức bóp không tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Táo

Kiệt, nhưng ông này cho rằng nếu lượng chất dầu béo trong động trùng hạ thảo cao thì gây ức chế, ngược lại, nếu tỷ lệ dầu béo thấp thì lúc đầu có hiện tượng ức chế một thời gian rất ngắn rồi mới đến hiện tượng hưng phấn.

Đối với tim cô lập của thỏ, thuốc đông trùng hạ thảo làm tăng rõ rệt lượng huyết của tim.

Các kết quả trên phù hợp với kinh nghiệm CỔ truyền của nhân dân nói rằng đông trùng hạ thảo chữa khỏi bệnh đau tim.

  1. b) Đối với huyết áp: Kết quả thí nghiệm trên chó gây mê cho thấy nếu tiêm tĩnh mạch với liều 0,1 – 0,5 ml hoặc 1ml/kg thể trọng đều thấy huyết áp hạ xuống rõ rệt, 10 phút sau huyết áp trở lại bình thường. Tuy nhiên cho uống hoặc tiêm vào bụng với liều 2ml/kg thể trọng thì không thấy ảnh hưởng đối với huyết áp. Do đó tác dụng đối với huyết áp chưa thể kết luận được.
  2. c) Đối với khi quản (ống phổi): Thí nghiệm trên phối và khí quản của chuột bạch, thầy thuốc đông trùng hạ thảo làm dãn khí quản nếu phối hợp với hoạt chất của thượng thận thì tác dụng của hoạt chất thượng thận lại tăng lên rõ rệt. Kết quả thí nghiệm này phù hợp tới công dụng chữa ho, tiêu đờm, bảo vệ phổi của kinh nghiệm Cổ truyền.
  3. d) Đối với mẫu ruột và tử cung có lập: Tác dụng ức chế rõ rệt.
  4. e) Độc tính của thuốc: Độ độc của thuốc hết sức thấp. Với liều 5g/kg chuột bạch, chuột không Có hiện tượng ngộ độc nào. Với liều 0 – 20g/kg thể trong một phần chuột thí nghiệm bị chết, với liều 30 – 50g/kg thể trong toàn số chuột thí nghiệm bị chết. Triệu chứng ngộ độc của chuột như sau: Sau khi tiêm thuốc 2 phút rưỡi, chuột không nhanh nhẹn, sau 4 phút hô hấp chậm và dài, thường từ 180 lần/phút giảm xuống 46 lần/phút; sau 6 phút nưỡi chân trước bị tê liệt có vẻ như muốn nhảy nhót, sau đó có hiện tượng có quắp, hô hấp bị ức chế rồi ch.ết.

Với liều nhẹ, con vật có trạng thái trấn tĩnh với những trình độ khác nhau, có con vật buồn ngủ và tình trạng này kéo dài hàng vài giờ.

Công dụng và liều dùng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc được ghi vào tài liệu thuốc đông y vào giữa thế kỷ 18 trong bộ Bản thảo cương mục tháp di (1765).

Theo sách có ghi chép, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bổ, chữa thần kinh suy nhược, chữa ho, ho lao. Bổ tinh khí chữa đau lưng, bổ thận.

Liều dùng: Ngày uống 6 – 12g dùng với hình thức ngâm rượu uống. Người ta cho rằng đông trùng hạ thảo ngâm rượu uống chữa chứng đau lưng, mỏi gối, tác dụng ngang với nhân sâm.

Theo tài liệu cổ, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh phí và thận. Có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng hỗ trợ chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng gối đau mỏi, di tinh, Đông trùng hạ thảo Việt Nam mặc dầu khác đông trùng hạ thảo nhập từ Trung Quốc, nhưng nhân dân cũng dùng như đông trùng hạ thảo nhập. Ngoài ra, người ta còn xào nấu với trứng mà ăn cho bố, hoặc có người mua đông trùng hạ thảo Việt Nam về để nuôi chim họa mi.

Đơn thuốc có đông trùng hạ thảo

1.. Thuốc hỗ trợ chữa người già suy nhược, viêm khí quản mãn tính

Đông trùng hạ thảo 10g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g, nước 60ml. Các còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Hỗ trợ Chữa bệnh suy nhược của người già yếu, viêm khí quản mãn tính.

2.. Thuốc bổ đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo 15 con. Vịt già một con, bỏ lồng ruột cho sạch. Bổ đối đầu vịt, cho động trùng hạ thảo vào. Lấy dây gai buộc kín lại. Cài đầu vào bụng vịt rồi thêm mắm muối hầm như thường lệ, đem cho người ốm mới khỏi thân thể có hư yếu ăn. Người ta cho rằng ăn một con vịt như vậy cũng như uống 40g nhân sâm.

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

Xem thêm: rau hẹ hỗ trợ chữa ho xuất tinh sớm

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version