Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Đại phong tử hỗ trợ chữa hôi mẩn ngứa giang mai

Đại phong tử hỗ trợ chữa hôi mẩn ngứa giang mai

Còn gọi là chùm bao lớn, krabao phlethom (Cămpuchia).

Tên khoa học Hydnocarpus anthelmintica Pierre.

Thuộc họ Mùng quân Flacourtiaceae.

Cây đại phong tử cho vị thuốc đại phong tử (Semen Hydnocarpi) là hạt phơi hay sấy khô của cây đại phong tử. Ten Hydrocarpus do hai chữ hydnon có nghĩa là một loài cây, carpus là quả nghĩa là quả giống một loài cây đã biết, anthelmintica do chữ Hy lại anti là chống lại, helminthe là trùng trong ruột ý muốn nói tác dụng của vị này đối với ký sinh trong ruột.

Phong là tên đông y của bệnh hủi và giống hủi, đại phong tử là loại quả to có tác dụng chữa bệnh hủi và giống hủi – tên này đo Lý Thời Tran ghi chép trong cuốn Bản thảo cương mục (1595).

Mô tả cây đại phong tử

Cây to, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 25 – 30m, đường kính thân trung bình 0,4 – 1,3m, nếu mọc gần nước thường chỉ cao 10 – 12m, đường kính 0,8m phần rất nhiều cành to, cành lá xanh tốt quanh năm cho nên nhiều thành phố dùng làm cây cho bóng mát, vỏ thân rất nhiều xơ, lá dài hình mác hai đầu hơi nhọn, mép nguyên, dài 10 – 30cm, rộng 3 – 7cm, mặt trên mờ, mặt dưới hơi vàng nhạt, 8 – 10 đôi gân bên, cuống lá dài 12 – 15mm. Cụm hoa mọc ở nách lá gồm 2 đến 5 chùm mang ít hoa, mọc về một phía. Hoa màu hồng, cùng gốc hay tập tính. Quả hình cầu giống như quả cam to màu nâu nhạt, trong chứa 30-40 hạt nhiều cạnh, dài 2cm, rộng 1cm, vỏ cứng, phối nhũ nhiều. Mùa hoa: tháng 11 – 12, mùa quả: tháng 7 – 8.

Khi quả chín (tháng 7 – 8) hái về, đập lấy hạt, loại bỏ các tạp chất, phơi hay sấy khô, không phải chế biến gì khác. Có khi dùng hạt để ép dầu, sử dụng với tên dầu đại phong tử-Oleum Chaulmoograe.

Hình ảnh cây đại phong tử

Phân bố, thu hái và chế biến cây đại phong tử

Cây mọc hoang ở rừng rậm khá phổ biến ở nước ta, nhiều nhất ở miền Trung, Campuchia, Lào, ngay tại thành phố Hà Nội cây này được trồng làm cây bóng mát ở quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm và Bách Thảo. Còn mọc ở Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Trung Quốc trước đây nhập đại phong tử của Thái Lan, từ năm 1922 di thực vào Đài Loan, sau đó vào Quảng Tây và đảo Hải Nam.

Nhưng về sau, Pawer và Gocnan nghiên cứu thấy rằng axit gynocacdic chỉ là hỗn hợp của hai axit không no, có một nhân 5 cạnh và một dây chuyển ngang có 10 hay 12 nhóm CH, với một chức axit. Đó là axit chaulmo0gric C,H,O, và axit hydrocacpic C H 0, (đặt tên như vậy vì lần đầu tiên chiết từ dầu của cây Hydnocarpus anthelmintica còn gọi là dầu chaulmoogra).

Thành phần hóa học cây đại phong tử

Thành phần chủ yếu của đại phong tử là dầu với hàm lượng chừng 40% (14% nếu tính cả vỏ hạt) đến 55% (nếu chiết tính bằng dung môi). Trong hạt tươi còn có một men thủy phân và một glucozit – Glucozit này chỉ có trong hạt tươi, hạt để lâu sẽ mất. Khi thủy phân, glucozit cho glucoza và axit xyanhydric. Do chất glucozit này cho nên bã (khô) sau khi ép dầu không thể dùng cho súc vật ăn được.

Dầu đại phong tử có màu vàng nâu, tỷ trọng 0,94 – 0,96 ở 25°, năng suất quay cực (0) D 25: + 48 đến 60°, ở nhiệt độ 25° hay thấp hơn thường đặc lại và có những đám đặc thành khối màu trắng nhạt, mùi đặc biệt. Thành phần chủ yếu của dầu đại phong tử là các glyxerit của một số axit béo đặc biệt và một số glyxerit thường gặp.

Thành phần trong cây đại phong tử

Tác dụng dược lý cây đại phong tử

Dầu đại phong tử có tác dụng kích ứng: bối lên da thì nơi da bôi dầu bị đỏ và có khi mọng nước. Thường dùng bôi lên da để hỗ trợ chữa ngứa và bệnh hủi. Trước đây người ta chữa hủi bằng cách cho uống hạt đại phong tử, hay tốt hơn là uống dầu đại phong tử. Nhưng gần đây người ta cho rằng dùng những dẫn xuất của axit béo thì tốt hơn.

Do tính chất chịu axit (acidoresistance) của vị trùng lao và thải giống nhau cho nên người ta nghĩ đến việc sử dụng đại phong tử và dầu đại phong tử để hỗ trợ chữa lao phổi và lao thanh quản. Trong quá trình điều trị người ta nhận xét vết loét giảm, từng đám vi trùng tan hoặc tiêu đi. Người ta vẫn chưa thống nhất về cơ chế tác dụng của thuốc: Theo Mercado thì đây là một tác dụng gián tiếp do lượng bạch huyết tăng, nhưng Rogers thì cho rằng do những axit chauln00gric và hydnocacpic là những axit không no cho nên có thể cho những hợp chất công, và những muối natri của những hợp chất này tham gia vào việc tạo thành vỏ bọc của những vị trùng lao và hủi chịu axit.

Tác dụng cây đại phong tử

Walker, Sweeney và khool cũng nhận thấy tác dụng diệt vi trùng của những muối natri của các axit béo trong đại phong tử và cho rằng khi kết hợp vào vỏ sáp của vi trùng, thì những axit vòng đặc biệt ấy sẽ mang theo một nhóm chức độc đối với tế bào của vị trùng. Người ta còn nhận xét rằng những axit béo mang 16 đến 18 nguyên tố cacbon trong chuỗi ngang tác dụng mạnh hơn. Những hợp chất hudrogen hóa của axit chaulmo0gric tác dụng mạnh hơn, và ít độc hơn, do đó có thể dùng với liều cao hơn. Thí nghiệm đã chứng minh rằng những dầu có các axit béo trong đại phong tử dù pha loãng tới mức độ không còn tác dụng đối với vi trùng không chịu axit, vẫn còn tác dụng sát trùng rất mạnh.

Việc hỗ trợ điều trị thường đòi hỏi thời gian dài và tác dụng mạnh nhất đối với những bệnh nhân trẻ và những người mới bị. Mới đây người ta thí nghiệm dùng điều trị có kết quả bệnh lao, đau mắt hột, bại liệt, bôi ngoài hỗ trợ chữa bệnh ghẻ của chó.

Công dụng và liều dùng đại phong tử

Theo tài liệu có đại phong tử có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng làm khô ẩm ướt (táo thấp), sát trùng, chủ yếu dùng chữa hôi, mẩn ngứa, giang mai. Khi uống thường gây nôn mửa cho nên chủ yếu dùng ngoài. Những người âm hư huyết nhiệt không dùng được.

Hiện nay đại phong từ được dùng hỗ trợ chữa phong hủi, bệnh ngoài da có những triệu chứng bề ngoài như bệnh phong hủi. Thường dùng dưới dạng thuốc dầu 10% (trong dầu vazolin) hay thuốc mỡ 20% để bôi tại chỗ.

Uống dưới dạng những giọt dầu nhũ hóa trong một ít sữa hay cho vào nang. Bắt đầu mười (X) giọt sau tăng dần lên 100 (C) đến 200 (CC) có khi tới 300 (CCC) mỗi ngày, nhưng không bao “, giờ vượt quá liều có thể gây những biến chứng trong dạ dày và ống tiêu hóa, nếu trộn với magiê nung thì thuốc ít gây khó chịu hơn. Có khi được chuyển thành dạng muối natri (hydnocacpat natri) để tiêm hoặc tốt hơn dưới dạng este etylic để uống (2 đến 4 viên nang mỗi viên 0,15g mỗi ngày) hoặc để tiêm bắp (0,5 đến 2g) hay tiêm dưới da (2ml mỗi ngày).

Trong y học nhân dân đại phong tử được dùng phối hợp với một số vị thuốc khác hỗ trợ chữa một số bệnh ngoài da (xem các đơn thuốc).

Cách dùng cây đại phong tử

Đơn thuốc có vị đại phong tử

Hỗ trợ Chữa ghẻ lở, giang mai: Đại phong tử thiêu tồn tính 10g, khinh phấn 0,5g. Giã nhỏ đại phong tử, thêm khinh phấn, cuối cùng thêm dầu vừng vào làm thành thuốc mỡ bôi lên những vết ghẻ lở, lở loét đã rửa sạch.

Hỗ trợ Chữa vết loét hủi, Dầu đại phong tử 40g, khổ sâm tán nhỏ 120g, thêm nướu viên bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 50 viên vào lúc đói, dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc. Nơi lở loét thì dùng nước sắc khổ sâm để rửa.

Hỗ trợ Chữa bệnh mũi đỏ: Đại phong tử 30 hạt, bóc bỏ vỏ giã nhỏ, hạt hồ đào 15 hạt giã nhỏ trộn đều với đại phong tử. Thêm 4g thủy ngân, trộn đều, cho tất cả vào miếng vải mịn, có chuôi cầm. Cầm chuối vài xát mạnh vào mũi.

Mỗi ngày xát ba lần, xát liền trong ba ngày lại nghỉ một ngày, Làm đều như vậy nhanh thì nửa tháng, lâu thì một tháng rưỡi sẽ thấy kết quả. Sau khi dùng liền ba ngày mùi hôi khó chịu. Nghỉ một ngày lại bình thường.

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

Xem thêm: Dây đòn gánh giảm đau nhức sưng tấy

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

 

Exit mobile version