Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cúc tần (cây từ bi) hỗ trợ điều trị ho, viêm phế quản hiệu quả

Cúc tần (cây từ bi) hỗ trợ điều trị ho, viêm phế quản hiệu quả

Tác dụng công dụng của cây cúc tần trong dân gian có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta đó là tốt cho những người bị ho viêm phế quản, viêm amidan, tốt cho người vị xương khớp giúp tiêu hóa tốt. Với những tác dụng tốt như vậy mà loại cây này đã được nhiều người sử dụng và tím kiếm. Cây này khá dễ tìm kiếm vì chúng thường mọc ở các bờ rào, bờ ao, bờ suối…vì vậy thuận tiện trong việc tìm kiếm và sử dụng hàng ngày.

Không chỉ là một trong những vị thảo dược cây thuốc quý quanh chúng ta, cúc tần còn được sử dụng là món ăn hàng ngày rất ngon như có thể xào tỏi, luộc, ăn lẩu…được nhiều người dân dùng hàng ngày ăn trực tiếp với những tác dụng tốt như vậy mà cây từ bi cần được bảo vệ và nhân giống vì hiện nay trong tự nhiên số lượng cay cuc tan ngày một ít đi do con người chặt phá xây nhà xây công trình…nhiều khách hàng còn chưa biết về những công dụng hình ảnh đặc điểm cách dùng cây từ bi làm thuốc như thế nào cho hiệu quả. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngày hôm nay nhé!

+ Tên khác: Cây từ bị, đại ngải, hoa mai não, cây đại bi, lức ấn, băng phiến ngải

+ Tên khoa học: Pluchea indica

+ Họ: Cúc

Hình ảnh cây cúc tần

I…Mô tả cây cúc tần

+ Đặc điểm sinh thái của cây cúc tần

Cúc tần là cây mọc dại, có chiều cao từ 1 – 2 m. Toàn thân có lông tơ. Cành nhỏ và có lông. Lá cây gần như không có cuống, mọc so le nhau và mép lá có hình khé răng màu lục xám. Hoa mọc thành từng cụm ở đầu ngọn và hình đầu có màu tím. Quả nhỏ và có cạnh.

+ Phân bố

Cúc tần có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Cây mọc chủ yếu ở các sườn núi hoặc ven đồi ở hầu hết các tỉnh nước ta và mọc nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh Bình. Bên cạnh đó, cây cũng được người dân trồng làm hàng rào.

Cây cúc tần (cây từ bi) hỗ trợ chữa ho viêm phế quản

+ Bộ phận sử dụng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phần dùng: Phần lá, rễ, và ngọn non

Thu hái: Có thể thu hoạch quanh năm nhưng dùng để chế biến thuốc thường thu hái chủ yếu vào mùa hè và thu

Chế biến: Cúc tần có thể dùng tươi hoặc khô. Đối với cúc tần khô, thu hái cúc tần tươi về, rửa sạch và phơi khô

Bảo quản: Cúc tần tươi nên bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Còn khô để nơi khô ráo.

+ Thành phần hóa học

Cây cúc tần rất giàu tinh dầu, chứa các thành phần hóa học như lipit, canxi, vitamin C, xenluloza, protit, caroten và sắt (Fe).

+ Tính vị

Theo đông y, cúc tần có tính mát và vị đắng

+ Quy kinh

Tác dụng vào 2 kinh Thận và Phế

Tác dụng cây cúc tần cây từ bi

II…Tác dụng dược lý

Theo kinh nghiệm dân gian, cây cúc tần có các tác dụng như:

Hỗ trợ Chữa cảm mạo, sốt

Tăng cường hệ tiêu hóa

Hỗ trợ Điều trị thấp khớp, gai cột sống và đau nhức xương khớp

Có tác dụng lợi tiểu giúp cải thiện chứng bí tiểu

Giúp giảm căng thẳng

III…Lá từ bi và bài thuốc điều trị ho, viêm họng và viêm amidan

Chuẩn bị: 100 g lá từ bi (lá tươi) và nửa lít nước dừa ta.

Thực hiện: Rửa sạch lá từ bi rồi cho vào máy xanh sinh tố, đổ một ít nước dừa vào, sau đó cho thêm tí muối rồi xay nhuyễn và đổ phần nước dừa còn lại vào.

Cách dùng: Có hai cách dùng. Cách thứ nhất là ăn và uống hết phần lá từ bi đã xay. Cách thứ hai là lọc qua ray, bỏ bã và uống phần nước (do mùi từ lá từ bi khá nồng nên bạn có thể chọn cách thứ hai, uống phần nước và bỏ phần cái đã lọc).

Thời gian dùng: mỗi ngày uống một lần và uống sau khi ăn.

Nhìn chung, bài thuốc này dễ uống, có vị ngọt tự nhiên của nước dừa và tính ấm cay của lá từ bi. Ngoài bài thuốc trên, dân gian còn hái lá từ bi nấu nước tắm để điều trị ghẻ.

Cách dùng cây cúc tần

IV…Một số bài thuốc từ cây từ bi – cúc tần

Theo y học cổ truyền, cây từ bi có vị đắng cay và có tính ấm. Vì vậy, khi bị cảm lạnh và sốt không ra mồ hôi, dân gian thường lấy cành và lá từ bi (khoảng 10 – 15 g), nấu lấy nước uống. Ngoài ra, cây từ bi còn được dùng trong nhiều bài thuốc như:

Hỗ trợ Điều trị thấp khớp và đau nhức xương khớp

Cách 1: lấy rễ cây từ bi (từ 15 g – 20 g mỗi ngày), nấu lấy nước uống.

Cách 2: lấy rễ cây từ bi (15 g – 20 g), đinh lăng (10 g), rễ cây xấu hổ (20 g), rễ cây bưởi bung (20 g) và cam thảo dây (10 g), tất cả cùng nấu lấy nước uống trong ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý với cam thảo dây thì ta chỉ dùng thân rễ, không dùng hạt vì hạt có chất độc.

Dùng cho vết thương ngoài da (phần mềm) bị nhiễm khuẩn

Thành phần: 40 g lá cây từ bi (lá tươi) và 20 g lá xạ can (lá tươi).

Cách dùng: lấy hai loại lá trên rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

V…Khi dùng cây cúc tần có gây ra tác dụng phụ gì không?

Nhiều khách hàng chưa nắm bắt được thông tin có gọi điện hỏi chúng tôi rằng khi dùng nhiều cây cúc tần thì có gây ra tác dụng phụ gì không dùng nhiều có ảnh hưởng có ngộ độc gì không? Chúng tôi chưa thấy tài liệu nào ghi chép khi dùng cúc tần gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng, và trên thực tế sử dụng chưa thấy khách hàng phản hồi về tác dụng phụ khi sử dụng. vì vậy mà các bạn an tâm khi sử dụng sản phẩm nhé!

Xem thêm: Tác dụng ké đầu ngựa

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version