Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cúc mốc hỗ trợ chữa cảm mạo, nhức đầu

Cúc mốc hỗ trợ chữa cảm mạo, nhức đầu

Còn gọi là ngải phù dung, nguyệt bạch, ngọc phù dung.

Tên khoa học Cross stepham chinense (L.). Mak., Crossostephium artemisioides Less.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae)

Mô tả cây cúc mốc

Cây nhỡ cao 10-50cm, cành phía gốc nhắn, cành phía trên non gầy, phủ lông mềm trắng nhạt. Lá phía dưới có 3 thùy nhỏ hình trứng thường hay hình thuẫn. Các lá phía trên nguyên, gần hình trứng có lông trắng ở hai mặt làm cho là có màu trắng lục nhạt trông như là mốc do đó có tên cúc mốc. Cụm hoa hình đầu họp thành bông dày đặc. Lá bắc nhiều hàng. Hoa cái ở xung quanh, giữa có nhiều vảy ba cạnh, có phần dưới dính liền với nhau. Tràng hoa cái 2-3 rằng, trồng hoa lưỡng tính 5 thùy. Nhị 5, bầu trứng ngược, nhắn. Quả đóng hình trứng ngược, hơi cong.

Phân bố, thu hái và chế biến cây cúc mốc

Các mốc được trồng ở Việt Nam chủ yếu làm cảnh. Còn được trồng ở Trung Quốc, Philipin. Làm thuốc, người ta dùng lá và hoa tươi hoặc phơi hay sấy khô trong dâm mát.

Thành phần hóa học cây cúc mốc

Trong lá và hoa có tinh dầu. Hoạt chất chưa biết

Công dụng và liều dùng cây cúc mốc

Ngoài công dụng làm cảnh, lá và hoa cúc mốc được nhân dân dùng làm thuốc hỗ trợ chữa cảm mạo, nhức đầu, ho, ăn uống không tiêu, đau bụng. Có khi dùng hỗ trợ chữa kinh nguyệt không đều.

Lá giã nát dùng đắp mụn nhọt.

Mỗi ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc hãm hay thuốc sắc.

Dùng ngoài không kẻ liều lượng.

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

 

Xem thêm: Đậu sị (đạm đậu sị) hỗ trợ chữa cảm mạo, thương hàn

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version