Cây thương truật công dụng cách dùng
Còn gọi là mào truật, xích truật, nam thương truat.
Tên khoa học Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Atractylis lancea Thunb.).
Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Mô tả cây thương truật
Thương truật là một loại cây sống lâu năm, cao chừng 0,60m, có rễ phát triển thành củ to, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, gần như không có cuống, lá ở phía gốc chia 3 thùy nhưng cắt không sâu. 2 thùy 2 bên không lớn lắm, thùy giữa rất lớn, lá phía trên hình mác, không chia thùy. Mép lá trên là dưới đều có răng cưa nhỏ nhọn. Cum hoa hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, lớp dưới cùng chia rất nhỏ hình lông chim. Hoa hình ống, những hoa phía ngoài là hoa cái, những hoa trong lưỡng tính, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt, đình chia 5 thùy xẻ xấu. 5 nhị (bị thoái hóa hoa cái), nhụy có đầu vòi chia hai, bầu có lông mềm nhỏ. Cụm hoa thương truật so với cụm hoa của bạch truật nhỏ và gầy hơn Quả khô.
Phân bố, thu hái và chế biến cây thương truật
Thương truật từ trước đến nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc, gần đây mới trồng được ở Việ Nam, nhưng chưa phát triển đủ để tự túc được. Ta Trung Quốc, thương truật mọc ở Giang To, HÀ Bắc, Hà Nam, loại của Giang Tô được coi là tố nhất, Hồ Bắc sản xuất nhiều, tiêu thụ ở Hoa Bắc Đông Bắc và xuất khẩu.
Có thể mùa thu hoạch vào mùa xuân hay mùa thu, loại thu hoạch vào các tháng 7-8 được coi là tốt hơn. Đào về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Có nơi đem đốt nhẹ rẻ để loại bỏ rể con hay có nơi lại cạo bỏ vỏ ngoài để lộ các túi tinh dầu màu vàng, trông bề ngoài đẹp, nhưng cả hai phương pháp điều không nên áp dụng vì làm như vậy tỷ lệ tinh dầu sẽ bị giảm.
Tác dụng dược lý cây thương truật
Năm 1927, Kim Thượng Tân báo cáo liều nhỏ tinh dầu của thương truật có tác dụng trấn tĩnh đối với một loại ếch xanh (Trung Quốc), đồng thời xúc tiến cơ năng phản xạ của tủy sống, nhưng nếu dùng liều cao có tác dụng ức chế trung khu thần kinh rồi đến chết do ngừng hô hấp.
Năm 1936, Kinh Lợi Bân và Lý Đăng Bảng dùng cao thương thuật tương đương với 6g vị thuốc trên 1kg thể trọng, tiêm dưới da cho thỏ thì thấy trong vòng 2-5 giờ, lượng huyết đường giảm xuống, đối với tim ếch cũng có tác dụng ức chế nhịp đập, làm cho tim đập chậm. Nếu dùng liều cao thì làm cho tim tê liệt mà ngừng đập. Nếu tiêm tĩnh mạch với liều nhỏ (0,1-0,3g cho 1kg thể trọng) thì làm cho huyết áp hơi tăng cao, liều cao (0,52ml trên 1kg thể trọng) thì làm cho huyết áp hạ thấp, nhưng đối với hộ hấp thì dù với liều to hay nhỏ đều làm cho tạm thời tăng nhanh và không có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Đối với tá tràng cô lập của thỏ thì có tác dụng ức chế.
Bạch truật so với thương truật tác dụng cũng hơi giống nhau. Năm 1952, Đặng Vũ Phi đã thí nghiệm thấy bạch truật có tác dụng ức chế đối với một loại vi trùng gây bệnh ngoài da.
Theo đông y thì thương truật vị khô (đắng), tân (cay), khí liệt (mạnh) cũng vào hai kinh tỳ và vị như bạch truật. Có khả năng kiện tỳ, táo thấp phát hãn, bạch truật vị khổ, cam (ngọc) khí hòa, do đó đông y thích dùng bạch truật và ít dùng thương truật, trên thị trường thương truật tiêu thụ ít và chậm hon bạch truật.
Công dụng và liều dùng cây thương truật
Thương truật có khả năng hạ thấp lượng huyết đường quá cao, có thể dùng trong bệnh huyết đường, còn dùng trong triệu chứng tinh thần không phấn khởi, chân tay không có lực và cũng có tác dụng bổ dạ dày, giúp tiêu hóa. Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, hoặc xông hun để tiêu độc trong nhà, chống sâu bọ.
Đơn thuốc có thương truật bình vị tán: Hỗ trợ Chữa cấp tính, mãn tính viêm dạ dày và ruột, nôn mửa, đi tả, đầy bụng không tiêu, đau bụng. Thương truật 160g, hậu phác 120g, trần bì 80g, cam thảo 40g. Các vị tán thành bột, trộn đều, mỗi lần dùng 9g bột này, dùng nước gừng hoặc nước nóng thường mà chiêu thuốc. Ngày uống 3 lần.
Cao bạch truật làm thuốc bổ chữa đi ỉa lỏng:
Bạch truật 6kg, nước đổ cho ngập, cho vào nồi đất hay đồ sành sắt tráng men, nấu cho cạn còn một nửa, gạn lấy nước, thay nước mới, làm như vậy 3 lần rồi hợp cả 3 nước cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.
Chú thích:
Ngoài vị thương truật nói trên, tại miền bắc Trung Quốc còn dùng một cây nữa gọi là bắc thương truật Atractylodes sinensis (D. C) Koid: Atractylis sinensis D. C, Atracrylodes lancea C C. var sinensis Kitam cùng thuộc họ Cú Asteraceae (Compositae).
Nhật Bản còn dùng vị thương truật Nhật Bả: (Atractylis japonica Kitaga).
Xem thêm: Mẹo hay về cây sung chữa mụn nhọt
Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình
Hotline: 0976 836 586
Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com