Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cây thuốc giấu (hồng san hô) giúp cầm máu liền vết đứt

Cây thuốc giấu (hồng san hô) giúp cầm máu liền vết đứt

Còn gọi là hồng san hô, dương san hô.

Tên khoa học Euphorbia tithymaloides L.(pedilanthus thithymaloides (L.), Poit).

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây thuốc giấu

Cây rất phổ biến ở Việt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m. Thân mẫm, màu xanh. Lá mọc so le, hình trứng, đầu lá nhọn, phía cuống tròn, gần như không cuống hay có cuống rất ngắn, dài 7 – 10cm, rộng 4 – 6cm. Gân lá không rõ, vì lá trông mẫm. Hoa màu đỏ tươi, rất ít khi thấy ra hoa.

Hình ảnh cây thuốc giấu

Toàn cây và lá, bấm chỗ nào cũng có nhựa mủ trắng.

Thoạt nghe, thoạt nhìn những cây “thuốc dấu” và “thuốc giấu”, nhiều người nhầm tưởng là một, thực ra, chúng hoàn toàn khác nhau về mặt thực vật, cho đến tác dụng và công dụng.

“Thuốc dấu” có nhiều loại, đa phần dùng đắp, bó trị mụn nhọt, lở loét, hoặc cầm máu, do sang chấn. Còn “thuốc giấu” là giấu kín, giữ bí mật về loài cây thuốc nào đó.

Cây có chiều cao thân đến 1m, có nhựa mủ trắng như sữa. Cành vặn vẹo, mọc thẳng đứng. Lá hình trứng, mọc so le, thành 2 dãy đều nhau. Hoa màu đỏ, mọc ở ngọn. Thường ra hoa vào tháng 4 – 5 và tháng 8 – 9.

Thuốc dấu vừa làm cảnh vừa làm thuốc, được trồng ở hầu khắp mọi nơi trong nước. Thuốc dấu thường dùng tươi (lá, hoặc toàn cây), thu hái quanh năm. Thuốc dấu vị chua, hơi chát, tính hàn, có độc. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng, chỉ huyết sinh cơ. Dùng trị chấn thương do ngã, ngoại thương chảy máu, hoặc mụn nhọt, đinh độc, lở ngứa; hoặc vết cắn của rết, côn trùng…, còn dùng để hỗ trợ trị viêm kết mạc mắt, viêm da có mủ. Dùng ngoài, thường dùng lá tươi, hoặc nhựa cây, đắp bó, bôi vào nơi bị tổn thương. Hoặc dùng trong bằng cách lấy lá đã phơi khô, sao vàng hãm uống, liều 4 – 6g.

Tác dụng cây thuốc giấu

Phân bố cây thuốc giấu

Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để dùng làm thuốc và làm cảnh.

Thành phần hóa học cây thuốc giấu

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng cây thuốc giấu

Một vị thuốc rất phổ biến trong nhân dân. Mỗi khi bị thương hay đứt tay, chân. Thường người ta hái lá cây này giã nhỏ đắp lên vết thương. Dùng cây tươi.

Cần chú ý nghiên cứu.

Cách dùng cây thuốc giấu

Trên đây công ty dược liệu Hoà Bình đã cùng mọi người đi tìm hiểu đọc những thông tin về loại cây mọc xung quanh chúng ta. Trước khi sử dụng mọi người nên tham khảo kỹ càng các trang web lớn, cũng như nhờ sự tư vấn chi tiết của các bác sỹ có chuyên môn để có thể sử dụng được sản phẩm đúng, sử dụng được đúng liều lượng, đúng loại dược liệu, đúng cây đúng bệnh. Để có thể đạt được hiệu quả cao và đảm bảo cho sức khoẻ của các bạn. Nếu các bạn mọi người đang cần tìm những cây thuốc quý, cây giống dược liệu nhưng chưa tìm được thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và mua được những loại dược liệu chuẩn, sạch an toàn cho sức khoẻ nhé. Chúng tôi cung cấp các loại cây giống dược liệu quý: xạ đen, cà gai, an xoa, xương khỉ, mật nhân, giảo cổ lam, ba kích…

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

Xem thêm: Cây thồm lồm (đuôi tôm) tác dụng bài thuốc quý

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version